Trồng rau xà lách trong thùng xốp ở ban công hoặc sân thượng cực nhanh

Nhắc đến loại rau xanh phổ biến và được dùng nhiều trong các thức ăn nhanh như bánh hăm bơ gơ hay xà lách chắc hẳn bạn phải nhắc đến Xà lách. Đây là một trong những loại cây rau được ưa chuộng nhất hiện nay. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thú vị về loại rau này cũng như các bước trồng rau xà lách và chăm sóc đúng kỹ thuật để có một vườn rau xanh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách
  1. Cây xà lách là cây gì?

Xà lách có tên khoa học hay tên tiếng anh là lettuce. Cây có nguồn gốc từ Châu Âu. Ngày nay nó được trồng nhiều ở khu vực phía tây Châu Á và một số nước trong khu vực nhiệt đới như Inđô, Ấn Độ, Mai Lai hay cả Việt Nam.

Tuỳ thuộc vào từng loại xà lách mà có các loại thân khác nhau chẳng hạn là thân ngắn như xà lách cuốn, thân thẳng, dài như xà lách xoăn.

Cây ra nhiều lớp lá, màu sắc khắc nhau. Có cây lá màu xanh đậm, cũng có cây lá lại màu xanh nhạt. Loại rau xà lách cuộn thì lá trong màu trắng và ăn ngon và mềm hơn những lá ngoài.

Cây xà lách có rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất. Bộ rễ lan rộng 20 đến 30cm. Do đó nó không chịu ngập úng, lớp đất mặt cần độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng.

Cây có hoa dạng bầu, số lượng hoa nhỏ lết chặt với nhau trên một đế hoa. Mỗi bông có 5 đài, 5 nhị cái và 2 lá noãn. Hoa tự thụ, hạt phấn và lá noãn có độ hữu thụ cao.

Sau khi hoa tàn sẽ có quả. Loại quả bế, phần hạt không có nội nhũ.

Hiện nay có một số loại xà lách như xà lách mỹ, xà lách Romaine, xà lách mỡ và xà lách lô lô. Mỗi loại sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau.

Xà lách là một trong những cây rau ăn lá, rau sống ngon và nhiều dưỡng chất nhất hiện nay. Thật tuyệt vời nếu trong bữa ăn hàng ngày của bạn có thêm một đĩa rau xà lách chấm sốt cà chua đúng không nào?

  1. Kỹ thuật gieo hạt xà lách

Để gieo hạt nảy mầm thành công, bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản sau.

  Trồng RAU MẦM trong chậu nhựa

Bước 1: Xử lí hạt giống

Bạn tiến hành xử lí hạt giống trước khi gieo bằng bằng Rorval, Aliette, Benlat C, Viben C.

Sau đó ngâm nước ẩm trong khoảng 3 đến 5 giờ. Vớt ra để ráo rồi ủ vào một chiếc khăn giấy ướt với khoảng thời gian 24h cho đến khi hạt nứt nanh thì mang đi gieo.

Bước 2: Gieo hạt

Bạn tiến hành gieo hạt cách 10 -12 cm và hàng cách khoảng 30 cm.

Sau khi gieo bạn phủ một lớp đất mỏng đã được trộn với phân chuồng hoai hoặc phủ một lớp rơm mỏng. Nên gieo trên khay xốp hoặc khay nhựa và đặt trong vườn.

Kỹ thuật gieo hạt xà lách đúng khoa học
Kỹ thuật gieo hạt xà lách đúng khoa học
  1. Kỹ thuật trồng cây xà lách

Sau khi bạn gieo hạt và cây con được khoảng 4 đến 5 lá thật sẽ tách nó sang trồng vào thùng xốp hoặc luống.

Bước 1: Trồng xà lách vào buổi chiều mát. Những cây cách nhau khoảng 15 đến 10cm, các hàng cách nhau khoảng 15 đến 20cm.

Bước 2: Sau khoảng 2 đến 3 ngày trồng thì tiến hành kiểm tra xem những cây nào bị chết, bị bệnh thì trồng dặm ngay lập tức. Khi dặm cần chọn vào lúc chiều mát và phải tưới nước ngay khi dặm xong.

  1. Chăm sóc rau xà lách lớn nhanh

Cũng giống như các loại cây rau khác, rau xà lách cũng cần đảm bảo chế độ chăm sóc để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp về vấn đề này nhé!

Tưới nước

Đối với loại rau xanh này nước chính là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của cây. Rau xà lách có nguồn gốc cạn và cơ thể chiếm chủ yếu là nước. Nếu như bạn để đất khô thì cây sẽ ngừng phát triển. Do đó hãy thường xuyên tưới nước cho cây. Tuy nhiên vào những ngày trời mưa thì hạn chế tưới nước còn vào những ngày năng nóng thì tưới nước nhiều lần mỗi ngày.

Tưới nước giúp cây phát triển tươi tốt
Tưới nước giúp cây phát triển tươi tốt

Bón phân cho rau xà lách

Chúng ta cũng chia thành bón lót và bón thúc.

  Hướng dẫn trồng rau mầm sạch trên sân thượng. Dương Minh Anh #9.

– Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ 100%, phân lân, bánh dầu Ure và Kali.

– Bón thúc: bạn nên chia làm 3 giai đoạn để bón thúc cho cây

  • Lần 1: khi cây xuất hiện 2 đến 3 lá thật. Lúc này sử dụng phân ure.
  • Lần 2: Bón sau 15 ngày gieo hạt. Người ta dùng đạm ure pha cùng vơi nước sau đó tưới đều cho luống rau.
  • Lần 3: Sau lần 2 khoảng 5 đến 10 ngay. Pha loãng đạm Ure với Kali và tưới đều.

Tuỳ vào từng thời gian sinh trưởng của cây thì tăng hoặc giảm lượng phân sao cho phù hợp. Đồng thời có thể sử dụng thêm phân bón là NPK 30 – 10 – 10 để giúp lá phát triển tốt và xanh hơn.

Sau 8 đến 10 ngày thu hoạch thì tuyệt đối không sử dụng phân bón.

Ánh sáng cho rau xà lách

Rau Xà lách là loại cây ưa ánh sáng dịu và không quá sáng gắt. Do đó khi trồng bạn nên chọn nơi thoáng mát và cung cấp cho rau xà lách 5 đến 8 giờ ánh sáng mỗi ngày.

  1. Phòng bệnh cho cây rau xà lách

Khi trồng rau xà lách bạn cần chú ý một số loại sâu bệnh ảnh hưởng đến rau. Chẳng hạn như sâu khoang, bệnh chết cây non, bệnh thối hạch, bệnh thối nhũn vi khuẩn… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn và các loại sâu bệnh hại này nhé.

5.1. Bệnh thối nhũn vi khuẩn

+ Triệu chứng : ban đầu những vết bệnh đầu tiên là giọt dầu nhỏ sau đó sẽ chuyển hoá thành đám màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng. Phần rau bị bệnh thối nhũn và có mùi hôi. Nếu bệnh nhẹ thì lá bên ngoài sẽ bị héo vào ban ngày và được phục hồi vào ban đêm. Bệnh nặng sẽ làm cho lá héo hoàn toàn và không được phục hồi.

+ Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh cây trồng. Khi trồng nên trồng với mật độ vừa phải, không quá dày. Không nên bón quá nhiều đạm mà thay vào đó là bón phân Kali để tăng cường sức đề kháng cho cây. Trong trường hợp cây bị nặng có thể sử dụng thuốc Streptomycin sulfate (Goldnova 200WP).

  Tập trồng rau mầm tại nhà

5.2 Bệnh chết cây con

Triệu chứng: Những cây bị bệnh phần thân dưới thường thối khô, có màu nâu sẫm đen. Đồng thời cây còi cọc và chết.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh xuất hiện do các loại nấm trong đất gây ra thường là Pythium ssp, Fusarium oxysporium, Rhizoctonia solani. Chúng thường tồn tại trong đất và phát triển tốt khi độ ẩm và nhiệt độ cao.

Biện pháp phòng trừ: Không nên đặt vườn ươm ở những nơi bị che quá tối hoặc quá ẩm ướt. Trong trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất alidamycin; Bacillus subtilis; Trichoderma spp; Hexaconazole.

5.3. Bệnh thối hạch

Triệu chứng; Bệnh xuất hiện khi cây còn nhỏ cho tới khi thu hoạch. Đối với những cây con bệnh sẽ xuất hiện ở phần gốc cây nằm sát với mặt đất và làm cho chỗ bị bệnh thối nhũn, cây bị gãy gục và chết. Khi cây lớn hơn, bệnh xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân, chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối. Trên phần phiến lá và cuống lá có màu trắng bủng nước, bắt đầu từ rìa lá lan vào phía trong.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Sclerotinia sclerotirum gây ra.

Biện pháp phòng trừ: Khi phát hiện cây trồng bị bệnh nên thu gom nhằm cách ly không lây lan sang những cây khoẻ mạnh. Mùa mưa nên tiến hành trồng với mật độ vừa phải. Khi bón phân nên bón phân cân đối và không bón quá nhiều đạm, đặc biệt là trong mùa mưa. Nên bón vôi bột khi chân đất vụ trước có nhiễm. Nếu cây trồng bị bệnh nặng người ta cũng có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Carbendazim.

5.4 Bệnh sâu khoang

Biểu hiện: Sâu khoang là loài có thân màu nâu vàng, cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh nó là viền vàng. Phần cánh sau có màu trắng xám.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh khu vực đất trồng cây, làm đất kỹ trước khi trồng. Nếu phát hiện ra sâu bệnh nên ngắt bỏ ổ trứng và diện sâu non mới nở. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu có các hoạt chất Abamectin, Azadirachtin, BT, Fipronil…

Trồng rau xà lách không khó nếu bạn thực hiện đúng kỹ thuật. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn có thêm kiến thức để trồng loại rau này được thành công. Chúc các bạn có được những luống rau xanh và đẹp mắt nhất.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *