Nhắc đến một loại cây rau dân giã gắn liền với bữa cơm của người người Việt Nam chắc hẳn bạn không thể bỏ qua rau khoai lang. Loại rau này dễ trồng và dễ chăm sóc vì vậy được rất nhiều người trồng. Tuy nhiên để trồng rau lang lấy lá, lấy củ được năng suất thì chúng ta cũng cần phải chú ý cách trồng và chăm sóc. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc khoai lang mật đúng kĩ thuật nhất.

-
Cây khoai lang là cây gì?
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas. Trong đông y, người ta còn gọi nó với tên gọi khác đó là cam thử, phiên chử. Đây là một loại rau có tính bình, vị ngọt và ít khí hư.
1.1 Đặc điểm hình thái
Đây là loài cây nông nghiệp có các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột. Thân cây bò. Một số giống có thân đứng hoặc thân liều. Mỗi thân có chiều dài trung bình khoảng 1,5m đến 2m, có khi dài tới 3, 4m. Đường kính trung bình của mỗi thân nhỏ chỉ từ 0,3 đến 0,6cm. Thân ra nhiều đốt và mỗi vị trí đốt có một lá. Mỗi đốt mang chiều dài trung bình khoảng 3 đến 7cm. Thông thường trên thân không có lông, tuy nhiên một số loại giống trên thân có phủ lớp lông màu trắng. tuỳ thuộc vào từng loại giống mà thân có màu trắng, vàng, xanh đậm, xanh nhạt…
Cây ra lá cách nhau, có cuống dài để giúp cho phiến lá xoay chuyển ra đón ánh sáng mặt trời. Hình dáng lá phụ thuộc vào từng loại giống có lá hình mũi mác, hình xẻ thuỳ cũng có lá hình tim. Màu sắc của lá thường vàng nhạt, xanh và xanh đậm.
Hoa của loài rau này thuộc họ bìm bìm, hoa có hình chuông và mang cuống dài. Người ta có thể thấy hoa khoai lang có màu tím trắng hoặc màu trắng gần giống như rau muống. Vị trí ra hoa ở nách lá hoặc đầu phía ngọn và mọc riêng lẽ, cũng có khi mọc thành chùm có 3 đến 6 bông. Hoa nở vào sáng sớm và héo đi vào buổi trưa.
Cây ra quả dạng quả sóc, hơi tròn và mang 3 mảnh vỏ. Mỗi quả chứa 1 đến 4 hạt. Các hạt thường có màu nâu đen, vỏ cứng.
Rễ cây có thể chia thành 3 loại rễ con, rễ củ và rễ nửa chừng.
Khoai lang bắt nguồn từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, hiện nay nó đã xuất hiện ở nhiều nước khác nhau trong đó có Việt nam. Tại Việt Nam loài rau này được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
1.2 Mùa vụ trồng cây khoai lang
Khoai lang thích hợp trồng vụ Đông Xuân, dao động vào thời điểm từ ngày 15 tháng 9 – đến ngày 25 tháng 9. Bà con trồng càng sớm thì khoai lang càng cho năng suất cao. Thời điểm muộn nhất để trồng được khuyến cáo là ngày 15 tháng 10.

-
Kỹ thuật gieo hạt khoai lang
Để trồng được khoai lang, người ta có thể sử dụng cách trồng hạt hoặc cách trồng bằng dây. Tuỳ thuộc vào từng loại môi trường khác nhau mà người ta có thể sử dụng cách trồng sao cho phù hợp nhất. Trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn.
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống để gieo trồng
Bạn sẽ lựa chọn những hạt giống mập mạp, không bị sâu bệnh để đem đi gieo trồng.
Bước 2: Ngâm ủ hạt giống
Ngâm hạt giống khô vào nước khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ. Sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào chiếc khăn ẩm tầm 2 đến 3 giờ.
Bước 3: Gieo hạt khoai lang
Gieo hạt vào môi trường thích hợp. Sau khi gieo xong phủ một lớp rơm mỏng lên trên bề mặt. Khoảng 3 đến 5 ngày sau khi gieo sẽ ra rễ, 5 đến 7 ngày rễ chính sẽ bắt đầu ra rễ con và khoảng 20 đến 25 ngày sau những lá đầu tiên xuất hiện, khi đó rễ con sẽ ra nhiều.

Khi trồng khoai lang, đa phần mọi người sẽ lựa chọn cách trồng bằng thân thay vì trồng bằng hạt. Bởi trồng bằng thân cây phát triển nhanh, tươi tốt và nhanh được thu hoạch. Hãy cùng tìm hiểu cách thức trồng cây khoai lang bằng dây như thế nào nhé các bạn.
-
Cách trồng cây khoai lang bằng thân
Nếu như ai muốn trồng cây phát triển nhanh hơn thì hãy lựa chọn cách trồng khoai lang bằng thân. Để trồng theo cách này bạn cần thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: Chuẩn bị và làm đất trồng khoai
Khoai lang phát triển mạnh nhất trong đất cát pha, tơi xốp hây tầng đất canh tác càng dày thì càng mang lại hiệu quả cao. Đảm bảo được sự thoát nước, và có độ Ph=5 – 6.
Đất được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ và lên luống cao. Khi trồng nên chọn hướng luống đông tây để tránh được gió bác. Trồng dây khoai dọc theo chiều dài của luống để cho năng suất cao hơn.
Bước 2: Chuẩn bị dây giống
Dây giống tốt là dây bánh to, thân cây to mập, chắc khoẻ, không quá gia hoặc quá non. Dây rau không bị sau ăn.
Chuẩn bị đoạn dây dài tầm 20 đến 30 cm, có đốt ngắn, lá màu xanh thẫm. Cây chưa ra hoa.
Lưu ý bạn nên cắt dây vào buổi chiều và rải chúng vào một nơi thoáng mát trước khi trồng một ngày để giúp cây ra dễ nhanh.
Bước 3: Kỹ thuật trồng dây khoai lang
Sau khi bạn đã lên luống xong thì rạch một hàng trên luống sâu khoảng 7 đến 10cm. Sau đó bón phân và phủ thêm một lớp đất cực mỏng. Đặt dây khoả vào vị trí giữa luống, phut đất kín không để hở cổ dây, khi lấp đất chừa lại phần ngọn 5 đến 7cm.

-
Chăm sóc cây khoai lang
Khi bạn đã gieo trồng xong, để cây phát triển tốt thì cần phải chăm sóc đúng kĩ thuật. Trong quá trình chăm sóc cần lưu ý một số điểm như sau:
Chế độ tưới nước
Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi bạn vun xới thì tưới nước ngập vào rãnh và để nước 1 đêm. Sâu đó hãy tháo cho cạn nước nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết và hạn chế việc bọ hà ăn khoai. Vào khoảng 60 đến 70 ngày sau trồng, khoai lang bắt đầu giai đoạn phình to rễ tạo thành củ. Khi đó nhu cầu về nước của loại rau này sẽ cao. Vì vậy bạn cần phải để ý thường xuyên.
Chế độ bón phân
Đây là một loại rau ưa phân kali. Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm phân chuồng, đạm urê,supe và kali. Bạn sẽ chia thành cách bón lót đầy đủ và bón thúc.
Bón lót đầy đủ: Sử dụng phân chuồng, lân, đạm và kali để bón cho cây. Lưu ý khi bón không để dây giống tiếp xúc trực tiếp vào phân.
Bón thúc: Chí làm 2 giai đoạn
– Lần 1: Bó đạm và kali sau thời gian trồng khoảng 20 đến 25 ngày.
– Lần 2: Bón đạm và kali sau khi trồng khoảng 40 đến 45 ngày.

Ánh sáng nhiệt độ thích hợp
Khoai lang là loài cây ưa ánh sáng vừa. Do đó cần trồng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây.
-
Phòng bệnh cho cây khoai lang
Khoai lang là cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên trong quá trình trồng loại rau này thì chúng vẫn mắc một số loại bệnh sau:
5.1 Bệnh bọ Hà
Người xưa thường có câu: “Khoai hà cho chó chó lắc, cho gà gà chê”. Có thể thấy nếu khoai lang bị hà thì chỉ có vứt chứ không thể ăn được, do có vị cực đắng chát. Vậy khoai hà là do đâu, cách phòng trị bệnh như thế nào? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Biểu hiện: Loại bệnh này sẽ xuất hiện trên thân và trên củ. Nhưng củ chính là đối tượng tấn công chính của loại bọ này.
Cách phòng trừ: Để hạn chế được bệnh này phát triển và lây lan bạn cần sử dụng đất vun cao. Khi lấp đất nên lấp thật kín để hạn chế cho bọ hà vào đẻ trứng.

5.2 Bệnh sâu khoang trên khoai lang
Sâu khoang là một loại sâu có khả năng ăn tạp và chúng xuất hiện ở phần lá rau. Các con sâu sẽ tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm cho cây bị xơ xác. Đồng thời nó gặm ăn vỏ củ làm giảm năng suất.
Để phòng trừ loại sâu bệnh này bạn cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước và sau khi trông. Khi cày đất nên phơi ải đất khoảng vài giờ. Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất. Để diệt sâu bệnh này bạn cũng có thể diệt ở trứng hay bắt sâu non bằng tay. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc hoá học ít độc như Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh hoặc những loại thảo mộc khấc.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về khoai lang. Trồng loại rau này không phải là khó. Chỉ cần bạn dành ra một chút thời gian là có được những vườn khoai lang tươi tốt và cho củ năng suất nhất. Chúc tất cả các bận trồng rau thành công và đạt hiệu quả cao nhất.
Camnangnuoitrong.com