Nhắc đến một loại quả làm tăng hương vị cho món ăn đồng thời đem lại nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua quả ớt. Nó không chỉ xuất hiện trên mâm cơm người Việt mà còn trên toàn thế giới. Ngày nay có rất nhiều người trồng ớt trên ban công, sân thượng hoặc trong thùng xốp. Vậy bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin về loài cây này cũng như kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa. Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

-
Cây ớt là cây gì?
Cây Ớt có tên khoa học là Capsicum Frutescens l thuộc họ Solanaceae cùng họ với Cà. Đây được coi là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp ở các gia đình.
1.1 Đặc điểm hình thái của cây ớt
Đây là loại cây bụi nhỏ cao, phân nhiều cành. Chiều cao của cây tầm 0,5m đến 1m. Lá ớt có màu xanh đậm hình dáng trái xoan và được mọc đối nhau.
Ớt thường ra hoa đơn, ít khi thành đôi và mọc ở phần nách lá. Những tràng hoa có hình chuông hoặc hình bánh xe. Hoa có 6 đến 7 cánh có màu trắng, một số loại có màu vàng nhạt hay màu tím. Điều đặc biệt ở loại cây này là số nhị đực thường sẽ bằng số cánh hoa và được bao quanh nhuỵ cái. Đài hoa sẽ kết hợp thành hình chuông.
Quả ớt mọng, có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Có quả tròn, thuôn mảnh với màu đỏ, vàng, tím, xanh. Hạt ớt dẹt, nhỏ và có nhiều màu vàng sáng. Tuỳ vào từng loại khác nhau mà quả có nhiều hạt hoặc ít hạt khác nhau.
1.2 Thời vụ trồng cây ớt
Cây này có xuất xứ ở Nam Mỹ và xuất hiện chủ yếu tại Brazil. Ngày nay loại cây này được nhân giống và trồng ở khắp nơi ở trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tỉnh thành trồng cây này. Đặc biệt là Đà lạt, người ta trồng được rất nhiều loại giống ớt khác nhau và cho năng suất rất tốt.
Người ta chia thành các thời vụ trồng để cho năng suất tốt đó là ớt thu đông, ớt đông xuân, ớt xuân hè.
– Ớt thu đông: Gieo vào tháng 9 và được thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau
– Ớt Đông Xuân: Gieo vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 và được thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
– Ớt Xuân hè: Gieo trồng vào tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch từ tháng 4 đến khoảng tháng 9.

-
Kỹ thuật gieo hạt ớt
Cũng giống như các loại cây rau khác, cây Ớt là một loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Bước đầu tiên trong trồng ớt là bạn cần phải gieo hạt.
Bước 1: Ngâm ủ hạt giống
Tuỳ thuộc vào diện tích mà bạn sử dụng để trồng ớt để có thể ngâm hạt giống sao cho vừa.
Nên ngâm hạt ớt giống trong nước sạch và không bị phèn. Ngâm trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ đồng hồ. Sau đó vớt ra và ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong khoảng thời gian 30 phút.
Sau 30 phút bạn vớt lên rửa lại bằng nước sạch và để cho ráo nước. Lấy một chiếc khăn sạch, ẩm gói hạt lại và cho vào bao nilon để cột kín miệng khăn hạn chế tối thiểu sự thoát hơi nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo. Lưu ý không nên để hạt ra rễ quá dài khi đó cây mầm lên sẽ yếu và trong quá trình bạn gieo hạt sẽ bị gãy mầm.
Bước 2: Gieo hạt
Bạn hãy tiến hành gieo hạt ớt đã qua xử lý trong bầu đất. Những bầu đất này sẽ được làm bằng nylon hoặc lá chuối. Thành phần có trong bầu đất là đất mặt tơi xốp, tro trấu, phân lân, vôi và phân chuồng hoai mục. Trộn đều hỗn hợp trên sau đó sàng kỹ để loại bỏ những cục đất to hay loại bỏ giác.
Sau khi bạn đã gieo hạt vào bầu thì nên rải một lớp phân chuồng mỏng để có thể che kín hạt. Đồng thời rải thêm một lượt thuốc Basudin để phòng kiến, dế và sâu bệnh ăn mầm cây.
Khi gieo hạt ớt xong nên tưới ẩm đất và giữ ẩm cho hạt nảy mầm.
-
Kỹ thuật trồng cây ớt
Sau khi bạn đã tiến hành gieo hạt thì sẽ chọn những cây ớt phát triển mạnh nhất để tách mang đi trông. Khi trồng ớt bạn nên thực hiện theo một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng ớt
Đất trồng ớt có thể là đất pha cát, đất thịt pha sét hay đất phù sa ven sông. Thậm chí người ta cũng có thể chọn đất canh tác lúa để trồng. Do đặc điểm thích nghi được với nhiều điều kiện khác nhau nên đất trồng chỉ cần tơi xốp, thoáng khí và có chứa nhiều chất dinh dưỡng là được.
Khi lấy đất về trồng bạn không nên sử dụng trồng luôn mà cần làm sạch cỏ, bổ sung thêm nước để tăng độ ẩm và tăng khả năng trao đổi oxy. Đồng thời hãy sử dụng thêm vôi và phân NPK để làm giàu chất dinh dưỡng và khử sạch vi khuẩn.
Bước 2: Trồng cây ớt con
Bạn sử dụng những cây ớt có khoảng 4 đến 5 lá thật, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh và tiến hành đem ra trồng. Tùy thuộc vào loại đất mà bạn trồng cũng như khí hậu hay loại giống mà lựa chọn mật độ trồng khác nhau. Mật độ trồng cao sẽ giúp cho cây có sự cạnh tranh ánh sáng, phân bón và bị sâu bệnh nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

-
Chăm sóc cây ớt
Tưới nước: Khi trồng ớt bạn cần phải chú ý lượng nước tưới cũng như thời điểm tưới sao cho phù hợp nhất. Vào thời điểm màu mưa bạn cần phải đảm đảm cung cấp đủ độ thoát nước, mùa nắng thường xuyên tưới nước đầy đủ hơn. Vào thời điểm cây ra hoa kết trái bạn nên cung cấp đủ lượng nước nhằm ngăn ngừa rụng hoa hay trái.
Bón phân cho cây ớt
Bạn nên dùng loại phân bón lá và phân bón gốc.
+ Đối với phân bón gốc: Chia làm các giai đoạn bón
Bón lót: sử dụng phân chuồng ủ hoai, phan NPK, phân HỢP TRÍ Super Humic, trung vi lượng Micromate, basudin 10 H.
Bón thúc lần 1: Khoảng 25 đến 30 ngày sau khi trồng. Sử dụng phân Npk 16 – 16 -8 và phân hợp trí Super Humic.
Bón thúc lần 2: Thời gian sau khoảng 45 đến 50 ngày sau khi trồng. Bạn sử dụng NPK, đạm Ure và Nitrabor để bón.
Bón bổ sung khi chuẩn chị thu hoạch trái.
+ Phân bón lá
Phân bón lá giúp bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thụ qua bộ rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn. Đem lại nhiều trai và có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.
Khi dùng phân bón lá không nên sử dụng chất kích thích làm tăng trưởng trong trường hợp cây đang nuôi trái. Khi đó cây sẽ dễ bị mẫn cảm với bệnh hại và sẽ làm giảm phẩm chất của trái.
Ánh sáng thích hợp cho cây ớt
Ớt là loài cây ưa sáng do đó khi trồng bạn nên lựa chọn vị trí thoáng mát, ít bóng râm để cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
-
Phòng bệnh cho cây ớt
Mặc dù là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc tuy nhiên cây ớt vẫn còn gặp phải một số sâu bệnh như bệnh đốm lá trắng, bệnh héo tươi, bệnh thối đọt non và nhiều bệnh khác… Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé.
5.1 Bệnh xoăn lá xoăn ngọn
Biểu hiện
Lá trên ngọn cây ớt hay cây cà chua bị soắn lại, đỉnh sinh trưởng của nó phát triển kém, lá non cong, dày và giòn. Cây bị soăn ngọn có sức phát triển yếu, năng suất thấp, hoa dễ rụng, khó đậu trái.
Nguyên nhân
Một nguyên nhân hàng đầu khiến cho cây cà chua hoặc cây ớt của các bạn bị bệnh soăn lá, soăn ngọn là do rầy rệp hoặc bị trĩ mang mầm bệnh và lây lan.
Nếu cây ớt nhà bạn đang gặp phải tình trạng bênh trên, hãy cùng tìm hiểu cách chữa bệnh xoăn ngọn xoăn lá ở cây ớt ngay nhé!
5.2 Bệnh héo tươi
Triệu chứng: Triệu chứng ban đầu bệnh xuất hiện trên cây đó là làm cho các lá bên dưới sẽ bị héo nhẹ, những cây con sẽ có cá lá non héo trước. Sau vài ngày cây sẽ trông héo nhưng không bị vàng lá. Phần thân, gốc và rễ cây chúng ta thấy được những mạnh nhựa biến thành màu xám .
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.
Biện pháp phòng tránh: Khi trồng bạn không nên trồng quá dày và thường xuyên làm cỏ cho thông thoáng. Tránh trồng vào những hôm trời đang mưa. Sử dụng thuốc Score 250 EC, FOLPAN 50SC … nồng độ 0,2 – 0,5% trong trường hợp bệnh nặng.
5.3 Bệnh đọt non
Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện trên hoa, chồi hoa hoặc những nhánh non của cây. Mô cây bị nhiễm bệnh sẽ có màu nâu đen đến đen và lan nhanh xuống phần dưới. Khi đó phần đọt bị chết và thối mềm ra.
Nguyên nhân gây ra: Bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.
Biện pháp phòng trị: Để ý độ thoát nước nơi trồng cây. Không tưới nước quá đẫm khi trời máy. Nếu trường hợp bệnh nặng thì có thể dùng thuốc Score 250 EC, FOLPAN 50SC … nồng độ 0,2 – 0,5%.
5.4 Bệnh đốm lá trắng
Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên những lá bánh tẻ cho đến lá già. Những vết bệnh sẽ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần thì những vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Khi những cây bị nặng sẽ làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất và trái nhỏ.
Tác nhân gây ra bệnh: Bệnh do nấm Cercospora capsici gây ra.
Biện pháp phòng tránh: Nếu trong trường hợp bạn thấy bạn nặng thì hãy dùng loại thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC … nồng độ 0,2 – 0,4%.
Để trồng ớt và có thể thu hoạch được ớt trái năng suất, mẫu mã đẹp và màu sắc tươi các bạn hãy thực hiện theo những kỹ thuật trồng và chăm sóc mà chúng tôi giới thiệu nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
Camnangnuoitrong.com