Cách trồng cây Mướp Đắng (Khổ Qua) trong thùng xốp cho sai quả

Mướp đắng là loại rau ăn quả vô cùng hữu ích. Nó không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà đây còn là vị thuốc quý rất tốt cho sức khỏe con người. Bạn yêu thích loại quả này và mong muốn mình sẽ sở hữu được một giàn mướp đắng sai trĩu quả? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng đúng cách nhé.

Cây mướp đắng được trồng rất nhiều hiện nay
Cây mướp đắng được trồng rất nhiều hiện nay
  1. Cây mướp đắng là cây gì?

Cây mướp đắng hay còn gọi là cây khổ qua. Loại cây này chưa rõ nguồn gốc ở nước nào nhưng thường được trồng rộng rãi tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi… Và hiện nay chúng được phân bố trên khắp các tỉnh thành của nước Việt Nam.

Đây là loại cây rau ăn quả thân leo, có phần thân dài và nhỏ. Thân chính của cây mướp đắng có chiều dài tối đa lên đến 20m và được chia thành nhiều cành nhánh khác nhau. Cây thuộc họ mướp, khi ăn có vị đắng nên được gọi là cây mướp đắng.

Lá cây mướp đắng hình trứng, gần giống với lá của mướp, bí hay bầu. Xung quanh được bao phủ bằng nhiều lông nhỏ li ti, có viền răng cưa hai bên và được xẻ thành 5 – 7 thùy đều nhau. Lá mọc đơn, so le nhau, dính liền với thân dây bằng một cuống dài từ 3 – 5cm. Khi lá còn non sẽ có màu xanh đậm, lá già sẽ chuyển vàng, héo dần và rụng khỏi cây.

Đến độ trưởng thành, ở các nách lá của cây mướp đắng sẽ mọc ra những bông hoa. Có 2 loại hoa đực và hoa cái mọc chung nhau. Hoa cái khi héo đi sẽ thụ phấn và ra quả còn hoa đực héo sẽ rụng khỏi cây. Hoa có màu vàng nhạt và gắn liền vào thân cây bởi cuống dài khoảng 5 – 7cm.

Cây mướp đắng cho ra quả hình thon dài, vừa phải không quá to. Khác với quả mướp bình thường, quả mướp đắng có mặt ngoài sần sùi, nổi các u cục màu xanh nhỏ, vị đắng. Quả có màu xanh khi còn non và nó chuyển sang màu vàng hồng khi chín. Khi quả già, chín sẽ có nhiều hạt bên trong. Hạt mướp đắng dẹt, người ta thường chọn những hạt tròn, mẩy để làm hạt giống gieo trồng lứa sau.

  Cách trồng rau mầm tại nhà đơn giản , How to make sprouts
Mướp đăng nếu được chăm sóc đúng cách sẽ rất sai quả
Mướp đăng nếu được chăm sóc đúng cách sẽ rất sai quả
  1. Kỹ thuật gieo hạt mướp đắng

Để có thể có được một cây mướp đắng tốt, cho ra nhiều quả thì chúng ta cần bắt đầu từ khâu gieo hạt. Hãy thực hiện gieo hạt với các bước dưới đây:

+ Bước 1: Ngâm ủ hạt giống

Hạt mướp đắng cần được ngâm vào nước ấm trước khi đem gieo. Tỷ lệ nước để ngâm hạt mướp đắng là 2 sôi 3 lạnh. Cho hạt mướp đắng chìm hoàn toàn vào trong nước với khoảng thời gian là 6 giờ rồi vớt hạt ra. Cho hạt đã ngâm ủ trong một chiếc khăn sạch trong vòng 24h. Sau thời gian ủ hạt sẽ nảy mầm, lúc này bạn đã có thể mang hạt đi gieo.

+ Bước 2: Gieo hạt

Hạt mướp đắng đã nảy mầm thì chúng ta nên tiến hành mang đi gieo hạt ngay. Bạn có thể cho đất vào trong thùng xốp rồi gieo hạt vào đấy.

Trước khi gieo cần làm tơi đất. Sau đó lấy hạt mướp đắng đã nảy mầm gieo xuống lòng đất với độ sâu khoảng 0,2cm. Lưu ý bạn nên đặt hạt đứng, cho vị trí nứt nanh quanh xuống dưới. Sử dụng tro, phân chuồng hoai hoặc rơm để che phủ một lớp mỏng lên phía trên hạt.

Hạt mướp đắng đã gieo sau 5 – 7 ngày sẽ bắt đầu lên cây và mọc lá thật. Đây là thời điểm thích hợp để bạn tiến hành trồng cây.

  1. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng

Trồng cây mướp đắng đúng kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bạn cần tuân thủ các bước sau:

+ Bước 1: Hạt mướp đắng khi đã phát triển thành cây con có khoảng 2 – 3 lá là bạn đã có thể chuyển sang chậu trồng. Cần lưu ý trong quá trình di chuyển cây phải thật nhẹ nhàng, tránh làm gãy hay làm đứt phần rễ của cây.

+ Bước 2: Đầu tiên bạn cần xới cho đất xốp, đào hố rồi đặt cây mướp đắng con xuống. Lấy đất phủ một lớp mỏng lên bầu cây. Có thể dùng xơ dừa trộn Vibasu phủ quanh gốc cây để ngăn sâu làm hư hại cây con.

  1. Chăm sóc cây mướp đắng

Cây mướp đắng cần được chăm sóc đúng cách để có thể phát triển và có khả năng phòng chống sâu bệnh hiệu quả.

  Trồng rau mầm sạch: Cách làm giàu siêu dễ | VTC16

+ Tưới nước: Mướp đắng khi mới trồng cần tưới nhẹ nhàng, tránh tưới mạnh làm gãy cây. Cần tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.

+ Ánh sáng: Mướp đắng rất ưa ánh sáng. Vì vậy bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời bằng cách di chuyển cây ra vị trí đón ánh sáng. Không nên để cây ở nơi râm ẩm nhằm tránh nấm mốc và sâu bệnh gây ảnh hưởng đến cây.

+ Bón phân: Để mướp đắng sinh trưởng tốt thì bón phân cho cây là bước quan trọng mà bạn cần lưu ý. Sử dụng phân Ure bón thúc cho cây với thời gian 7 ngày/ lần. Trường hợp cây chậm phát triển thì bạn có thể dùng thêm phân bón lá vi sinh xịt lên cây để kích thích. Lưu ý cần tham khảo hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng.

Phun HVP 401 N khi cây đã có đủ 3 – 4 lá thật. Phun liên tục 7 ngày/ lần và ngưng phun khi cây đã ra hoa rộ. Sau đó sử dụng tiếp 2 lần HVP Auxin Qrganic 7 ngày/1 lần để giúp cây đậu nhiều trái. Khi cây ra trái thì sử dụng HVP 401.N để trái to và đẹp.

+ Làm giàn cho cây: Mướp đắng là loại cây thân leo nên sau khi trồng 15 – 20 ngày bạn cần phải làm giàn để cây phát triển. Có thể sử dụng cọc tre, nứa và giăng thêm lưới để cây dễ dàng bám vào. Kích thước trung bình của giàn là khoảng 2 – 2,5m. Khoảng cách giữa các cọc là 3m. Giàn cần làm chắc chắn để có khả năng chịu lực tốt. Tránh tình trạng gãy đổ khi cây ra trái nặng hoặc khi thời tiết xấu.

  1. Phòng bệnh cho cây mướp đắng

Cây mướp đắng nếu không được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ rất dễ bị sâu bệnh. Bạn hãy cùng tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở cây mướp đắng dưới đây để có cách phòng và điều trị thích hợp như:

  Cách ngâm ủ, gieo hạt rau mầm: Gieo hạt nào "nảy" hạt đó!

5.1 Bệnh xoăn lá, rụt ngọn

Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở cây mướp đắng. Đây là nguyên nhân khiến cây chậm phát triển.

Nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá, rụt ngọn ở cây mướp đắng là do các loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây hoặc cũng có thể là do lây truyền từ hạt giống.

Cách điều trị loại bệnh này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh xảy ra do di truyền từ hạt giống thì cách tốt nhất là bạn phải nhổ bỏ, tiêu hủy cây. Nếu bệnh do côn trùng gây hại thì bạn dùng các thuốc đặc trị để phun lên cây như: buprofezin, clothianidin, nitenpyram, metarhizium hoặc beauveria…

5.2 Bệnh phấn trắng

Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết sương nhiều, độ ẩm cao. Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân khiến cây xuất hiện các phấn trắng giống như nấm.

Phòng và điều trị bệnh này cho cây mướp đắng bằng cách tỉa hết các lá gốc. Đồng thời sử dụng các loại thuốc phun lên hai mặt lá để phòng trị như: Daconil, Suloc, Manage, Anvil…

5.3 Bệnh sâu ăn lá

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây thường có các loại bướm nhỏ, có hình tam giá khi đậu. Loại bướm này thường đẻ trứng lên lá. Các trứng này sẽ đẻ thành các con sâu non. Sâu nhả tơ và cuộn các lá non lại rồi ăn dần các lá non.

Phòng và điều trị bệnh sâu ăn lá bằng cách phun các loại thuốc lên lá như: Ammate, Lannate, Silsau, Match…

5.4 Các loại chích hút

Các loại động vật chích hút như rầy, rệp, bọ trĩ… thường tập trung ở các đọt non và lá cây non. Chúng sẽ hút nhựa của cây và truyền các loại virus khiến cây nhiễm bệnh.

Để phòng và điều trị bệnh này thì bạn cần sử dụng các loại thuốc như: Sakura, Lannate, Admire…. Phun thuốc trên ngọn cây và dưới mặt lá theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.

Trên đây là những thông tin về cây mướp đắng cũng như cách trồng và chăm sóc cây. Hi vọng đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn sở hữu được giàn mướp đắng tươi tốt và trĩu quả. Chúc các bạn thành công.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *