Cách trồng cây Khoai tây cho sai củ, củ to và ngon nhất

Khoai tây là một cây lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ giúp mang đến những món ăn ngon mà còn là dược liệu quý chữa được nhiều bệnh. Vì thế ngày nay loại cây này được người dân trồng rất nhiều. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích về loài cây này cũng như cách trồng, chăm sóc sao cho đúng kĩ thuật nhất.

Cây khoai tây cho sai củ nên được chăm sóc tốt
Cây khoai tây cho sai củ nên được chăm sóc tốt
  1. Cây khoai tây là cây gì?

Khoai tây có tên khoa học là Solatium tuberosum. Đây là một trong số những cây rau, cây lương thực được trồng hằng năm để thu hoạch củ.

Là loài cây thân thảo với chiều cao từ 45 đến 50cm. Cây có 2 loại cành, cành ở trên mặt đất sẽ có màu xanh, vươn cao và cành nằm trong mặt đất sẽ có màu vàng, phình to lên thành củ có nhiều hình dạng khác nhau. Trong củ có chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là tinh bột.

Cây ra lá lông chim kẻ và mọc so le nhau. Có khoảng 3 đến 4 đôi lá chét là không đều nhau. Cây ra hoa màu trắng hoặc có màu lam tím, hình phễu. Các quả mọng nước hình cầu.

Đây là một cây trồng có nguồn gốc lâu đời ở Nam Mỹ và được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ XVI. Tại nước ta nó có nguồn gốc từ thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đem vào nước ta để trồng.

Hiện nay khoai tây đã được trồng rộng rãi ở các vụ đông ở các tỉnh phía Bắc và vùng núi cao tại Miền Bắc và miền Nam. Chủ yếu người dân sử dụng giống khoai tây ruột vàng để trồng.

Theo một nghiên cứu, trong củ khoai tây tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng có hàm lượng cao. Trong củ chiếm 75% là nước, 21% glucid. 2% protid, 1% tro, 50mg % photpho, 15mg% vitamin c, 10mg% calcium, ,05mg% vitamin B2, 0,lmg% vitamin B1…

  Cách chăm sóc cây hoa hồng khi mới mua online về

Một lưu ý khi sử dụng khoai tây đó là củ của cây có chất solanin là một glucosid rất độc. Nếu cây mọc mầm xanh thì chất độc này ngày càng nhiều và chúng ta không nên sử dụng chúng.

Đặc điểm hình thái của cây khoai tây
Đặc điểm hình thái của cây khoai tây
  1. Kỹ thuật gieo hạt khoai tây

Ở nước ta giống khoai tây HH2 và HH7 được lựa chọn trồng bằng hạt. Đối với loại giống này cần gieo vào tháng 10 đến cuối tháng 11 vì hạt sẽ dễ nảy mầm khi gặp lạnh, mưa phùn. Để gieo hạt thành công chúng ta có thể thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Làm đất

Bạn cần chú ý đảm bảo cho đất tơi xốp, không bị ngập úng, giữ độ ẩm tốt và nên chọn nơi gieo gần với nguồn đất tưới. Làm đất thật nhỏ và chuẩn bị thêm hỗn hợp gồm trấu, rơm mục, đất bột, phân chuồng rồi trộn kỹ chúng với nhau. Rải đều hỗn hợp lên luống đất trồng với một lớp dày 2cm.

Bước 2: Gieo hạt khoai tây

Gieo hạt trộn hạt giống với đất khô và gieo xuống luống đất. Xong rải một lượt phân như ở bước 1 dày tầm 2mm và dùng trấu phủ một lớp mỏng. Cuối cùng hãy phủ một lớp rơm trên cùng dày 10cm.

Bước 3: Chăm sóc cây khoai tây con

Sau khi gieo hạt xong bạn cần tưới nước ngay để giữ ẩm. Sau khoảng thời gian tầm 5 đến 6 ngày hạt giống bắt đầu nảy mầm thì nên bỏ lớp rơm đi và chăm sóc. Khi cây ra 2 đến 3 lá thì cứ khoảng 3 đến 4 ngày tưới bằng phân và nước pha loãng. Khi cây đạt 5 đến 6 lá thì thực hiện tưới đấm lá, để nước thấm thật nhanh xong tiến hành nhổ cây con đem cấy.

  1. Kỹ thuật trồng cây khoai tây

Đối với những bạn chọn cách trồng khoai tây bằng cây thì nên thực hiện theo những cách dưới đây để mang lại năng suất cao nhất.

Bước 1: Đất trồng cần được làm sạch, cày bừa kĩ. Bón lót bằng phân chuồng và supe lân.

Bước 2: Cấy cây vào các đường rạch. Khoảng cách giữa các cây là 20 đến 25cm. Lựa chọn những ngày thời tiết râm mát, có mưa nhẹ. Nếu trời nắng to cần phải che mát ngay lập tực cho cây.

  KỸ THUẬT GIÂM CÀNH HOA HỒNG MUA Ở CHỢ

Bước 3: Chăm sóc: Sau một tuần bạn trồng nên tưới nước phân loãng khoảng vài lần. Cách nhau khoảng 3 đến 4 ngày bạn tưới một lần. Sau 3 tuần khi trồng bạn sẽ bón thúc bằng urê và kali.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây trong chậu
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây trong chậu
  1. Chăm sóc cây khoai tây như thế nào?

Để cây có điều kiện phát triển tốt nhất thì bạn nên có cách chăm sóc thật hợp lý và bổ sung kịp thời những chất cần thiết cho cây.

Tưới nước cho cây khoai tây

Nước chính là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của mỗi củ khoai tây. Người ta thường trồng khoai tây vào mùa khô do đó lượng mưa không đáng kể. Vì vậy khi trồng bạn phải thiết kế sao cho đảm bảo nguồn nước đủ và hệ thống tưới tiêu phù hợp.

Khi tưới không nên tưới trực tiếp vào gốc khoai mà hãy tưới xung quanh gốc. Nếu bạn kết hợp tưới với phân đạm hay kali thì cần chú ý về lượng phân được hoà tan với nước.

Trước thời gian thu hoạch khoảng 2 tuần thì không cần phải tưới nước cho cây và cần làm cho đất khô ráo, nếu mưa bị đọng nước cần phải tháo kịp thời.

Phân bón định kỳ cho khoai tây

Sử dụng phân chuồng, đạm, lân, kali để bón trong các thời kì.

Bón lót: Sử dụng phân chuồng, lân và số lượng ít phân đạm.

Bón thúc lần 1: Được thực hiện sau khi cây mọc cao khoảng 15 đến 20cm. Sử dụng đạm và kali để bón.

Bón thúc lần 2: Bón sau lần 1 khoảng từ 15 đến 20 ngày: Dùng đạm và kali.

Khi bón phân nên lưu ý không sử dụng phân chuồng tươi vì nó có rất nhiều vi khuẩn, naamms bệnh làm cho mẫu mã của củ không đẹp và chất lượng không thể tốt.

Ánh sáng thích hợp với khoai tây

Khoai cây là cây ưa ánh sáng nhẹ. Do đó khi trồng nên chọn vị trí cây có thể đón ánh sáng khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. Nếu trường hợp nắng mạnh, nên che lưới đen, bạt cho cây tránh bị héo kho và chết.

  1. Phòng bệnh cho cây khoai tây

Để có những củ khoai tây chất lượng thì đòi hỏi người trồng chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì sâu bệnh vẫn tấn công và làm giảm chất lượng của củ. Hãy cùng tìm hiểu một số sâu bệnh dưới đây nhé.

  CÁCH TRỒNG VÀ THU HOẠCH RAU MẦM

5.1 Bệnh xoăn lá

Những cây bị bệnh sẽ còi cọc hơn cây bình thường. lá cây hơi cứng, nhỏ và biến dạng với những nhăn lốm đốm. Bệnh thường xuất hiện trên lá non, cành và khiến cho củ không ohats triển.

Bệnh do virus TYLCV gây nên và thường phát triển mạnh trong thời tiết nắng ấm, ít nưa.

Để hận chế loại bệnh này phát triển trước khi trồng bạn phải lựa chọn một giống cây sạch, không bị sâu bệnh. Thường xuyên luân canh giống cây trồng và thu dọn những tàn dư cây bệnh phía trên đồng ruộng. Loại bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị. Thường chỉ dùng thuốc hóa học như Acrara, Pyrinex để diệt trừ bọ phấn truyền bệnh.

5.2 Bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh biểu hiện ở những lá vẫn còn xanh. Chúng ta quan sát ở phần rễ cây và thân cây thì sẽ thấy phần trong thân cây bị sũng nước sau đó sẽ chuyển sang màu nâu. Những cây nhiễm bệnh có biểu hiện ban đầu là các ngọn héo xanh rũ xuống, càng về sau các lá phía dưới gốc sẽ tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng cây héo rũ tái xanh và gãy gục xuống rồi chết.

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Chúng phát triển mạnh ở điều kiện có độ pH từ 7 đến 7,2. Nhiệt độ thích hợp từ 24 đến 37 độ C.

Để phòng trừ bệnh này bạn có thể dùng giống kháng Vimina 1,2,3 là các giống chuyên dùng cho gốc. Vệ sinh sạch sẽ cỏ dại xung quanh khu vực cây trồng. Thu gom và tiêu huỷ các cây bị bệnh trên ruộng. Loại bỏ ngay những cây bị bệnh để không lây nhiễm cho các cây khoẻ mạnh và không lây nhiễm cho các vụ sau.

Thông qua những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều kiến thức hơn trong quá trình trồng khoai tây. Chúc các bạn có một vườn khoai tây bội thu.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *