Hoa đậu biếc có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào đúng cách?

Trước đây, hoa đậu biếc được nhiều người biết đến với công dụng làm đẹp cho không gian nhà cửa. Tuy nhiên thời gian gần đây, loài hoa này được phát hiện thêm nhiều công dụng tuyệt vời khác. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm thông tin cũng như công dụng của nó. Hãy cùng camnangnuoitrong tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Cây đậu biếc được coi là một cây thuốc quý hiện nay
Cây đậu biếc được coi là một cây thuốc quý hiện nay
  1. Cây đậu biếc là cây gì?

Cây đậu biếc có tên khoa học là Clitoria Ternatean, thuộc chi đậu biếc, họ đậu. Ở một số nơi khác còn gọi nó là đậu hoa tím hay bông biếc.

Đây là loài cây thân thảo, leo. Cây có nhiều cành và nhánh nên độ rộng của cây là rất lớn. Thân cây leo tầm 3 đến 10 m. Khi cây còn nó có màu xanh nhạt, cây càng già và phát triển sẽ chuyển sang màu nâu. Thân cây nhỏ, mảnh có nhiều lông trắng.

Lá cây màu xanh đậm, hình bầu dục như lá khế, và thuôn dài về phía đầu lá. Lá mọc thành cành, trên cành có tầm 5 đến 7 lá mọc đối nhau. Trên các lá có các sọc gân rõ rệt. Lá có màu xanh biếc.

Hoa đậu biếc có màu tím hoặc màu lam đậm, xen kẽ là màu trắng. Hoa có hình dạng gây ấn tượng với dạng trứng ngược. Hoa được mọc giữa nách lá và thân cây. Có những bông hoa mọc thành chùm tầm 2 đến 3 bông hoặc mọc riêng lẻ. Cả chùm cây đậu biếc có rất nhiều hoa và ra rải rác quanh năm.

Đậu biếc có quả màu xanh, giống hình đậu ván. Chiều dài quả tầm 4 đến 13 cm, to khoảng 0,8 đến 1,2cm.

Đây là một loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Khả năng chống chịu nắng, nóng và rét rất tốt. Trồng nó ở nhiệt độ 20 – 32 độ C là phát triển tốt nhất.

  Nhân giống hoa hồng nhanh nhờ vỏ chuối | công dụng của vỏ chuối

Để cây ra sai hoa và quả thì nên trồng nơi có đất xốp, độ ẩm cao, thấm hút nước tốt và thoáng gió.

  1. Phân bố của cây Đậu biếc

Cây đậu biếc mọc hoang dã và có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Với đặc điểm sinh trưởng và phát triển tốt ở bất kì điều kiện nào, đậu biếc được trồng ở bất cứ nơi đâu.

Ở Việt Nam, chúng ta bắt gặp loài cây này ở rất nhiều nơi như các bờ rào và chúng thường được dùng để lấy hoa, lấy quả hoặc dùng để làm cảnh.

  1. Thành phần hóa học cây đậu biếc

Trong cây đậu biếc chứa rất nhiều thành phần hóa học. Mỗi bộ phận có những thành phần hóa học khác nhau. Có cả thành phần hóa học có lợi và không có lợi. Do đó, hoa đậu biếc được coi là một cây thuốc quý trong dân gian.

Ở hoa đậu biếc: Có chứa chất nhựa glycosid và este. Đồng thời theo nghiên cứu của khoa học thì trong hoa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa Flavonoid và Cliotide.

Ở lá cây: Chứa aparajita và G-lactose

Rễ cây: Chứa các chất acid amin

Hạt: Chứa 12% chất dầu, chất nhựa đắng và các acid amin khác.

Trong cây đậu biếc chứa rất nhiều thành phần hóa học
Trong cây đậu biếc chứa rất nhiều thành phần hóa học
  1. Công dụng của cây đậu biếc

Hoa đậu biếc có rất nhiều công dụng và ngày càng được trồng phổ biến hơn. Dưới đây là một số công dụng cụ thể của loài hoa này:

4.1. Dùng làm cây cảnh trang trí

Với màu hoa ấn tượng, hình dạng hoa lạ nên cây đậu biếc được trồng để làm cây trang trí cho không gian căn hộ. Hoa đậu biếc mang lại biểu tượng cho niềm vui bất tận, sự khởi đầu may mắn, nét nhẹ nhàng thanh cao. Nó cũng tượng trưng cho tính cách của con người bạn nhẹ nhàng, dịu dàng, cởi mở, gần gũi với mọi người xung quanh.

4.2. Có tác dụng làm đẹp da, đẹp tóc

Hoạt chất trong hoa đậu biếc giúp chống lão hóa da, chống béo phì. Nó sẽ làm cho các mạch máu lưu thông tốt, giúp cho cơ thể thoải mái, có làn da khỏe đẹp, ngăn chặn sự lão hóa. Đồng thời giúp cho tóc dài, đen và mượt hơn.

  TRỒNG HOA HỒNG NGOÀI ĐẤT CÓ GÌ KHÁC BIỆT – TRUNG HOA HỒNG

Ở Thái Lan, rất nhiều người truyền tai nhau uống trà hoa đậu biếc để giảm cân, lấy lại vóc dáng được thon gọn và không bị béo phì.

Làm đẹp da với nước hoa đậu biếc
Làm đẹp da với nước hoa đậu biếc

4.3. Ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư

Với khả năng chống oxy hóa cao, hoa đậu biếc cắt giảm tối đa việc hình thành các tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào đó. Bảo vệ cơ thể bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Đồng thời nếu sử dụng hoa đậu biếc đúng cách còn giúp cho bạn ngăn ngừa được các tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể.

4.4. Giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn cao

Trong hoa có các hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và lipit peroxidation. Và sản xuất các hoạt chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể ít bị ốm, hay bệnh hơn.

Ngoài ra nó còn có khả năng giúp chống lại các vi khuẩn E. Coli, K.pneumoiae và P. Aeruginosa.

4.5. Tốt cho hệ tim mạch

Dùng hoa đậu biếc sẽ giảm đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành. Nó có tác dụng giúp bảo vệ thành mạch, giúp hệ máu lưu thông.

4.6. Tốt cho trí não

Là một trong những loại hoa có tác dụng giá trị này. Hoa có chứa chất proanthocyanidin hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến não. Giúp máu trên não lưu thông tốt hơn, minh mẫn và ghi nhớ lâu hơn.

4.7. Hạ nhiệt, giảm sốt và chống cảm cúm

Đây là công dụng mà được nhiều người truyền tai nhau. Khi bị cảm sốt bạn chỉ cần lấy rễ của cây hoa đậu biếc nấu nước uống thì sẽ hạ nhiệt và giảm sốt rất nhanh. Giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, không gây mệt mỏi.

4.8. Thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường đang ngày một tăng nhanh. Cũng giống như tỏi đen, cây đậu biếc giúp chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Do đó nếu bạn sử dụng hoa đậu biếc đúng cách cũng sẽ cắt giảm được tình trạng này. Loại thảo dược này sẽ làm kích thích đến quá trình gia tăng chất insulin trong cơ thể người bệnh và giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu.

Trà đậu biếc tốt cho người tiểu đường
Trà đậu biếc tốt cho người tiểu đường

4.9. Là nguyên liệu nấu ăn

Hoa đậu biếc là nguyên liệu nấu ăn
Hoa đậu biếc là nguyên liệu nấu ăn

Hoa đậu biếc được sử dụng để chế biến món ăn. Thông thường người ta dùng để chế biến các món xào.

  Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng cổ thụ trong chậu | VTC16

Ngoài ra nó còn được sử dụng để làm trà, sinh tố, nước ép hay được dùng để trang trí món ăn, bàn ăn.

Những món ăn được chế biến bởi hoa đậu biếc không chỉ bắt mắt, hấp dẫn, ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì thế nó được khá nhiều gia đình Việt sử dụng làm nguyên liệu không thể thiếu cho mỗi bữa ăn.

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì loại hoa này cũng chứa các chất gây độc. Vì thế trong quá trình sử dụng bạn nên hạn chế đối với những người thuộc các trường hợp:

– Đang mang thai

– Người đang có chu kì kinh nguyệt

– Người chuẩn bị phẫu thuật

– Người dùng thuốc đông máu

  1. Cách dùng cây đậu biếc

Để có thể sử dụng hoa đậu biếc người ta có thể dùng trực tiếp khi nó còn tươi hoặc sấy khô. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể về 2 cách dùng này

5.1. Cách dùng hoa đậu biếc khô

Bạn cần chuẩn bị 200g hoa đậu biếc sấy khô và đun với nước sôi trên 90 độ C. Với cách này bạn có thể dùng để uống nóng hoặc uống lạnh. Nếu uống lạnh thì lọc lấy phần nước và cho thêm ít đá vào rồi dùng. Uống nóng thì cho hoa vào nước sôi tầm 30 giây đến 1 phút sau đó chắt bỏ nước. Sau đó cho thêm nước sôi vào và ủ trà tầm 5 phút để cho trà ngậm nước.

5.2. Cách dùng hoa đậu biếc tươi

Đậu biếc tươi cũng như hoa đậu biếc khô được dùng để làm trà, nước giải khát, thực phẩm, màu thực vật.

Hoa đậu biếc nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ phát huy được tối đa công dụng của nó. Vì vậy khi sử dụng bạn cần chú ý đúng liều lượng

Đối với người trưởng thành, người lớn, một ngày không dùng quá 200 bông. Sử dụng hoa đậu biếc để hãm trà thì không được dùng quá 4 bông.

Những bạn hay sử dụng hoa này làm trà sữa hay thức uống thì nên hạn chế dùng nhiều, tối đa 4 đến 5 bông là được.

Bài viết trên đây đã giới thiệu về công dụng của hoa đậu biếc và các thông tin liên quan đến loài hoa này. Để đảm bảo một sức khỏe tốt, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *