Tổng hợp công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây Hoa Bồ Công Anh

Cây Hoa Bồ Công AnhNhắc đến một loại cây được sử dụng làm thuốc đặc biệt là trong Đông Y thì chắc hẳn chúng ta không thể không biệt đến cây Hoa Bồ Công Anh. Đây là cây được mang lại nhiều tác dụng khi dùng như trị mụn nhọt, đau dạ dày, táo bón, quai bị, nhiễm trùng… Để tìm hiểu kĩ hơn về loài cây này, camnangnuoitrong xin mời các bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

cay-hoa-bo-cong-anh
Cây Bồ Công Anh là một cây thuốc quý giá

Cây Bồ Công Anh là cây gì?

Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca Indica L… Nó thuộc loại hoa cúc. Tại Việt Nam người ta còn gọi bằng rau bồ cóc, rau lưỡi cày, mũi mác, diếp hoang, diếp trời.

Đặc điểm hình thái

Đây là loài cây thuộc cây thuốc thân thảo. Thân cây mọc đứng, trơn nhẵn, có các đốm màu tía li ti. Chiều cao của thân tầm 0,5 – 2 mét. Thân cây có màu xanh.

Cây bồ công anh tung lá xanh mọc sát nhau mà không có cuống. Lá dài và mọc từ rễ, nhẵn. Trên các lá có khía răng cưa, ở các mép lá như bị rạch xé. Lá có nhựa màu trắng sữa và vị hơi đắng.

Vòi hoa mọc từ ngọn thân và kẽ lá, dài tầm 20 đến 40 cm, có nhiều phân nhánh. Mỗi bụi có tầm 8 đến 10 bông hoa màu vàng nhạt ở trên mỗi đầu vòi. Hoa có nhiều cánh nhỏ li ti giống như hoa cúc, vòi nhụy có gai và tai hình dùi. Cây bắt đầu đua nhau nở hoa từ tháng 6 cho đến tháng 7.

Quả của cây bồ công anh có màu đen, trên quả có lông trắng nhạt. Quả thường ra vào tháng 8 đến tháng 9.

Phân loại Bồ Công Anh

Cây bồ công anh có 3 loại khác nhau

  • Bồ Công Anh Việt Nam: Đây là loài cây có tên khoa học là Lactuca Indica. Chúng thường mọc ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Thân cây cao tầm 60 đến 100cm. Lá cây mỏng, thân có màu trắng, lá và cành được thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 7
  • Bồ công anh Trung Quốc: Tên khoa học là Taraxacum Oficinale F. H. Wigg. Người ta thường gọi nó là bồ công anh lùn. Loài cây này được sử dụng nhiều trong làm thuốc. Thân cây ngắn chỉ từ 40 đến 60cm.
  • Cây chỉ thiên: Tên khoa học là Elephantopusvscaber. Nó còn có tên gọi khác là cây lưỡi chó, cây lưỡi mèo. Cây mọc chủ yếu ở khu vực miền Nam, ít khi dùng làm thuốc.
  Chiêm ngưỡng Lan Huyết Nhung: Cách trồng và chăm sóc để cây nở hoa đẹp

Theo quan niệm từ thời xa xưa, cây bồ công anh mang nhiều ý nghĩa, tượng trưng sâu sắc.

  • Trong tình yêu: Loài cây này tượng trưng cho một tình yêu trong sáng của tuổi trẻ. Nuôi nấng nhiều ước mơ, hy vọng. Có rất nhiều câu chuyện tình yêu lãng mạn và cảm động gắn liền với cây này.
  • Trong cuộc sống: Bồ công anh khi nở hoa chỉ cần có cơn gió nhè nhẹ là những bông hoa nhỏ sẽ bay cao xa trong bầu không khí. Điều này cũng chính là biểu tượng cho những ước mơ, hoài bão của con người trong cuộc sống được chắp cánh bay xa, vươn xa hơn.

Phân bố của cây Hoa Bồ Công Anh

Ở Việt Nam cây hoa bồ công anh mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc, vùng trung du hay các đồng bằng có độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển.

Ngoài ra nó cũng sống ở các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ và các nước Đông Dương.

Đây là loài cây ưa đất ẩm vì thế sẽ thường mọc ở trong vườn, nương rẫy, bờ sông… Người ta thường dùng cây nầy dưới dạng tươi hoặc khô. Hoa và quả được sử dụng nhiều và có tác dụng rất tốt.

cay-hoa-bo-cong-anh
Loài cây này mọc nhiều ở trung du miền núi nước ta

Một số chất có trong cây Bồ Công Anh 

Trong bồ công anh có chứa nhiều vi lượng sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin C và chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như Magie, canxi, natri…

Ngoài ra nó còn có các chất hóa học khác như

Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).

Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).

Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).

Công dụng của cây Bồ Công Anh

Bồ công anh được xem như là một thần dược chữa bách bệnh, đặc biệt trong việc chữa ung thư vú hay loét bao tử. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của loài cây này.

Loại thảo dược cần thiết cho phụ nữ cho con bú

Đối với những người đang cho con bú, bầu sữa bị căng sưng, gây đau và khó chịu hoặc đối với những mẹ nuôi con nhỏ nhưng không chịu bú thì có thể dùng lá bồ công anh. Giã nát lá, đắp ngày 3 đến 4 lần lên vú thì sẽ hết căng sưng và trẻ em lập tức bú mẹ.

Trị mụn nhọt

Người ta thường lấy lá bồ công anh để chữa mụn nhọt rất hiệu quả. Trong lá có chứa chất chống viêm và oxy hoá rất tốt. Bạn có thể sắc thuốc hoặc dùng lá tươi giã nát rồi cho thêm vài hạt muối vắt lấy nước cốt uống còn bã sẽ đắp lên chỗ viêm, nổi mụn.

  Chăm sóc cây hoa hồng khi mới mua về một cách đơn giản và chi tiết

Điều trị viêm loét dạ dày và tá tràng

Kết hợp bồ công anh, lá khôi, nghệ vàng, mai mực, cam thảo sắc lấy nước uống để chữa viêm loét tá tràng, dạ dày rất tốt.

Đối với những người bị đau dạ dày thì nên dùng bồ công anh với lá khổ sâm, lá khôi đun sôi và uống.

cay-hoa-bo-cong-anh
Là loại cây giúp chữa dạ dày hiệu quả

Chữa bệnh viêm ruột thừa

Kết hợp bồ công anh với đại hoàng, hoa kim ngân, xuyên luyện tử, đào nhân, xích thược, cam thảo sắc nước uống ngày 2 lần sẽ giảm đau và viêm ruột thừa.

Điều trị viêm phổi

Dùng bồ công anh với liều lượng 30g, kết hợp với 40g tướng thảo, 12g hoàng cầm, 12g tiền hồ để làm bài thuốc chữa viêm phổi.

Trị bệnh viêm gan cấp tính

Đây là loại thảo dược quan trong trong bài thuốc trị viêm gan. Dùng kết hợp bồ công anh với nhân trần, thổ phục linh, bạch mao căn. Hỗn hợp được sắc lấy nước và ngày uống 2 bát chia làm 2 lần.

Chữa nhiễm trùng bỏng

Khi bị bỏng bạn chỉ cần giã nát lá bồ công ăn rồi cho thêm vài giọt cồn 75 độ. Sau đó đắp vào vết thương, nó sẽ giúp sát trùng và không lan rộng vùng da bị bỏng.

Hỗ trợ phòng ngừa bệnh loãng xương và tăng cường sức khỏe xương

Trong bồ công anh có thành phần canxi và magie cao rất tốt cho những ai bị loãng xương hay còi xương chậm phát triển. Xay lá bồ công anh kết hợp với cà rốt thành hỗn hợp nước ép, mỗi ngày uống 1 cốc.

Phòng chống bệnh tiểu đường

Khi bạn uống trà bồ công anh thường xuyên thì nó sẽ sản sinh ra Insulin và điều tiết lượng đường trong máu ở mức ổn định giúp giảm bệnh tiểu đường.

Bồ công anh giúp lợi tiểu

Rễ bồ công anh giúp giảm axit uric từ đó gan sẽ thải độc nhanh hơn, kích thích quá trình sản xuất nước tiểu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Bồ công anh có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên một số người khi sử dụng bồ công anh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn mửa, buồn nôn,… Điều này nó thường xảy ra đối với những người thuộc các nhóm sau:

  • Trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người có huyết áp cao
  • Những người có dị ứng với loại cây này
  • Người bị tiêu chảy, lạnh bụng

Cách dùng cây Bồ Công Anh

Để sử dụng loài thảo dược này có rất nhiều cách dùng khác nhau.Tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn cách dùng phù hợp nhất. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số cách dùng cơ bản nhất.

  • Rễ và hoa bồ công anh dùng để pha trà: Đun nước sôi, cho rễ hoặc trà vào đun sôi tầm 30 phút sau đó sử dụng như trà bình thường.
  • Rễ bồ công anh nướng rồi nấu nước: Rửa sạch bộ rễ, mang đi thái lát rồi nướng ở nhiệt độ cao khoảng 300 độ C trong thời gian 30 phút. Sau khi hoàn thành, ngâm rễ trong nước sôi tầm 10 phút rồi uống. Với cách dùng này sẽ giúp cho cơ thể được thải độc, tăng cường chức năng gan, chống oxy hóa.
  • Làm nguyên liệu trong món ăn: Trong ẩm thực, đặc biệt là các món salad người ta có thể dùng chung bồ công anh với các loại rau khác như bông cải xanh, cải trắng… Vị hơi đắng của loại thảo dược này sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn.
  • Đối với món xào, lá bồ công anh được dùng để xào tỏi. Món ăn sẽ ngon hơn khi có thêm vài giọt chanh. Ngoài ra, bồ công anh được dùng trong các món ăn khác như mì ống, hải sản, dùng làm trang trí bàn ăn, đĩa thức ăn.
  Ý NGHĨA PHONG THUỶ HOA HỒNG TÚ CẦU VÀ Ý NGHĨA TÀI LỘC

Một lưu ý khi dùng Cây hoa bồ công anh để tránh bị phản tác dụng đó là khi sử dụng bồ công anh, không dùng ăn rau muống, đậu xanh, chất kích thích, đồ cay, hay bia rượu.

FAQ: Những giải đáp về Cây Hoa Bồ Công Anh

1. Cây Hoa Bồ Công Anh có thể sử dụng để chữa những bệnh gì?

Cây Hoa Bồ Công Anh có thể được sử dụng để chữa trị mụn nhọt, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa, viêm phổi và nhiều bệnh khác.

2. Làm thế nào để sử dụng Cây Hoa Bồ Công Anh trong việc chữa trị bệnh?

Bạn có thể sử dụng lá Bồ Công Anh để làm trà hoặc nướng và uống nước từ rễ. Ngoài ra, lá và quả Bồ Công Anh cũng có thể được sử dụng trong món ăn như salad, mì ống và hải sản.

3. Bồ Công Anh có tác dụng phụ gì?

Có một số tác dụng phụ do Bồ Công Anh có thể gây ra, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và dị ứng đối với một số người. Trẻ em, phụ nữ mang bầu hoặc đang cho con bú cũng nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng Bồ Công Anh.

cay-hoa-bo-cong-anh

Cây Hoa Bồ Công Anh là một loại cây có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhờ chứa nhiều thành phần quý giá, cây này có thể giúp trị mụn nhọt, đau dạ dày, viêm loét, viêm phổi và nhiều bệnh khác. Bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về cây Hoa Bồ Công Anh, cách sử dụng và tác dụng phụ có thể gây ra. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây này và tận dụng được những lợi ích của nó. 

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *