Nhắc đến tỏi chúng ta sẽ biết đến nó không chỉ là một gia vị làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn là một trong những cây thuốc có tác dụng trong việc phòng và chữa một số bệnh như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, suy giảm miễn dịch… Trong số các loại tỏi thì tỏi đen đang được rất nhiều người tìm mua bởi những công dụng tuyệt vời của nó.

-
Cây tỏi là cây gì?
Cây tỏi đen có tên tiếng Anh là Garlic, tên khoa học là Allium sativum. Đây là cây thuộc cây thân cỏ, có thể trồng quanh năm. Thân hình trụ, ở phía dưới có nhiều rễ phụ.
Lá của cây tỏi đen dẹt và dày. Chiều dài của mỗi lá tỏi tầm 15 – 50 cm, rộng 1 – 2,5 cm. Có rãnh ở giữa các lá.
Củ tỏi đen có nhiều tép nhỏ, mỗi củ có tầm 3-5 tép, nằm ở đất. Củ có màu trắng, khi ăn có mùi hăng, vị cay và có tính nóng.
Tỏi đen có hoa màu trắng được mọc trên một cuống hoa dài. Các cuống được mọc từ các củ tỏi. Hoa tỏi thường ra vào các tháng 5 – 7, quả ra vào tháng 9 – 10.
Đây là loài cây chịu được lạnh tốt, điều kiện sinh trưởng lí tưởng là ở nhiệt độ 18 đến 20 độ C. Để cây tạo củ chắc và to là trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C.
Để củ ra nhanh và to thì nên trồng ở nơi có ánh sáng nhiều khoảng 12 giờ có ánh nắng một ngày. Là loại cây ưa nước vừa phải. Nếu thiếu nước, củ sẽ nhỏ lại. Nhưng nếu nhiều nước củ sẽ dễ bị thối, không giữ được lâu.
Tỏi đen là một sản phẩm được tạo ra sau quá trình lên men. Được nung nóng cả củ tỏi thường ở nhiệt độ khác nhau trong thời gian dài khoảng vài tuần. Tạo nên phản ứng hóa học Mallard chuyển hóa những tép tỏi màu trắng thành màu đen. Phản ứng hóa học này là phản ứng của amino axit với đường, sẽ khiến cho tép tỏi sau khi chuyển hóa thành màu đen có vị ngọt, mềm không hăng như tỏi thường.
Tỏi được làm từ nhiều tỏi nhiều nhánh và tỏi cô đơn. Trong đó tỏi đen làm từ tỏi cô đơn mang giá trị cao hơn và chất lượng tốt hơn và được nhiều người ưa chuộng hơn. Nhưng giá thành của nó sẽ cao hơn với tỏi đen nhiều nhánh.

-
Phân bố của cây tỏi đen
Ở Việt Nam, cây tỏi được phân bố ở nhiều khu vực như tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi, Tỏi Khánh Hòa, Tỏi Phan Rang – Ninh Thuận, Tỏi Kinh Môn, Hải Dương…
Tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi
Đây là một trong những nơi trồng tỏi nổi tiếng nhất với tổng diện tích toàn huyện trồng là 310ha. Ở đây người ta sử dụng giống tỏi địa phương, tỏi ta để trồng vì thế củ tỏi thường có kích thước nhỏ vừa. Tỏi Lý Sơn có những đặc điểm cụ thể như sau:

– Củ tỏi Lý Sơn có màu trắng, không bóng trong khi các loại tỏi khác có màu sẫm hơn.
– Củ tỏi có kích thước từ 2 đến 6cm nhỏ hơn nhiều so với các loại tỏi khác. Một củ tỏi Lý Sơn chỉ to bằng 1/3 củ tỏi thông thường khác. Mỗi củ có nhiều tép nhỏ, số tép dao động từ 12 đến 20 tép .
– Tỏi Lý Sơn không để lại lõi ở giữa sau khi bóc hết các tép ra.
– Rễ tỏi Lý Sơn có cọng to hơn, có màu sáng và dai hơn so với củ tỏi Khách Hòa có rễ cọng nhỏ hơn, màu sẫm, bỡ và dễ đứt hơn.
– Tỏi Lý Sơn có vân nhỏ, màu nhạt và ít nỗi bật hơn.
– Có màu vàng nhạt ở phía đáy xung quanh bộ rể.
– Hương vị có lẽ là đặc điểm nhận biết rỏ nét nhất của tỏi Lý Sơn vì không có một loại tỏi nào có thề có được hương vị tinh túy đặc trưng như thế. Tỏi có vị thanh ngọt nhẹ nhàng mà tinh túy, không quá cay nồng như tỏi Trung Quốc, tỏi Đà Lạt hay tỏi Khánh Hòa. Khi giả nhuyễn có mùi thơm dễ chịu đặc trưng, không hôi miệng kể cả khi ăn sống.
Chính nhờ những tính chất, hương vị và công dụng tuyệt vời của tỏi Lý Sơn nên dù giá tỏi Lý Sơn có cao hơn các sản phẩm tỏi khác trên thị trường người tiêu dùng vẫn yêu thích và ưu tiên lụa chọn và tìm mua. Tỏi lý Sơn chính gốc có giá động từ 90,000đ đến 120,000đ/ 1Kg.
Tỏi Khánh Hòa
Tỏi Ninh Hoà Khánh Hoà được trồng nhiều nhất ở các xã Ninh Phước; Ninh Vân và Ninh Thuỷ. Gọi là tỏi Ninh Hoà Khánh Hoà chứ thực ra là giống và cách canh tác là do những người dân Quảng Ngãi định cư đem về áp dụng từ tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Cả tỉnh có tổng diện tích trồng tỏi lên đên gần 600ha.
Tỏi Ninh Thuận
Cả tỉnh có tổng 216 ha diện tích trồng tỏi, trong đó tập trung nhiều ở các khu vực như xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Xuân Hải, Nhơn Hải của huyện Ninh Hải, xã Văn Hải, Phường Mỹ Bình của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Tỏi có tép nhỏ, màu trắng, vị thơm và cay nhẹ. Hàm lượng tinh dầu Phytolxits trong tỏi cao.
Tỏi Kinh Môn, Hải Dương
Củ tỏi ở đây khá lớn, đường kính tầm 3 đến 6cm. Tép tỏi nhiều, có củ có trên 10 tép tỏi. Khi mới được thu hoạch giống tỏi này có màu tím nhưng khi phơi khô tỏi chuyển sang màu trắng.
Tỏi Kinh Môn, Hải Dương có một đặc trưng đó là củ to, vị cay nồng hơn so với nhiều loại tỏi khác.
Ngoài ra tỏi còn được trồng ở nhiều nơi như Bắc Giang, Phù Yên, Sơn La, Mai Châu, Hòa Bình…
Tỏi đen được sản xuất thành công tại Việt Nam trong mấy năm gần đây ở một số khu vực như Lý Sơn, Phan Rang, Kinh Môn…
-
Tỏi đen có thành phần gì?
Thành phần chủ yếu trong cây tỏi đó là chất kháng sinh alixin C6H10OS2, hợp chất sunfua. Hợp chất này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn như vi khuẩn tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ…
Trong tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Allicin là một hoạt chất mạnh và không có sẵn trong tỏi. Nó chỉ xuất hiện khi chúng ta cắt hoặc đập dập tỏi, dưới tác dụng của anilaza, chất aliin có sẵn trong tỏi sẽ tạo thành allicin. Theo tính toán trung bình, 1 kg tỏi có thể có tới 1 đến 2 gam allicin. Hoạt chất này dễ biến mất sau khi được sản xuất ra. Allicin có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như bại liệt, cảm cúm, vi khuẩn gây bệnh ở da…
Liallyl sulfide: Hoạt chất này không mạnh bằng allicin thế nhưng nó không bị biến mất nhanh và giữ được dược tính khi đun nấu ở nhiệt độ cao. Để sản sinh ra lượng Liallyl Sulfide nhiều thì ta sẽ giả nhã củ tỏi, nếu đun nấu nguyên củ thì lượng hoạt chất sản sinh ra ít hoặc không có hiệu lực. Hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều khối u.
Hoạt chất Ajoene là hoạt chất làm giảm độ dính của máu.
Ngoài ra trong tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium một trong những chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ màng tế bào. Ngăn ngừa và phòng chống ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch.

-
Tỏi đen có công dụng gì?
Từ xưa đến này tỏi được biết đến như một loại gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Từ lá tỏi đến củ tỏi người ta đều có thể tận dụng được. Không chỉ có công dụng giúp làm tăng hương vị mà cây tỏi còn có tác dụng lớn trong việc chữa bệnh. Trong đó tỏi đen đã được người dân truyền tai nhau về công dụng phòng và trị bệnh của nó
Tỏi đen giúp giảm oxy hóa, phòng chống bệnh tật
Theo một nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong tỏi đen chứa rất nhiều chất Glutathione. Đây là các hợp chất chống oxy hóa cao. thông qua cách đào thải sự hấp thu qua màng ruột, giúp giảm mỡ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Với các thành phần hợp chất oxy hóa cao, tỏi đen giúp bảo vệ gan, ức chế men gan cao. Vì vậy, tỏi đen có tác dụng tốt với các cá nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia.
Trong tỏi đen có tính oxi hóa rất cao. Nó giúp cơ thể tránh khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại.
Sử dụng tỏi đen còn giúp làm đẹp da, tăng cường collagen chống lão hóa da và lão hóa cơ thể.
Tỏi đen điều trị huyết áp cao và tim mạch

Trong Tỏi đen có chứa nhiều chất Carbohydrate, Vitamin, Khoáng chất, Axit Amino, Kali, selen …. Những hợp chất này giúp tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn. Việc sử dụng tỏi đen hàng ngày sẽ giúp chúng ta có được sự bảo vệ tim mạch an toàn và hiệu quả.
Nếu những ai mắc bệnh cao huyết áp, sử dụng tỏi đen sau 14 ngày thì chỉ số huyết áp sẽ có dấu hiệu giảm đáng kể (giảm khoảng 35%).
Các bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, có tiền sử về bệnh tim mạch khi sử dụng tỏi đen đều đặn thì tình trạng suy giảm đáng kể. Vì nó có tác dụng phân hủy Fibrin trong huyết thanh giảm xơ cứng động mạch.
Tỏi đen có tác dụng bảo gan
Tỏi đen không còn là cái tên quá xa lạ với người dân Việt Nam bởi những công dụng mà nó đem lại đối với sức khỏe con người. Đặc biệt tỏi đen có tác dụng bảo vệ gan và giúp gan đào thải các độc tố ra bên ngoài.
Theo một nghiên cứu của cách chuyên gia Hoa Kỳ thì: Trong tỏi đen có chứa methionine và threonine là những axit amin cần thiết cho cơ thể. Methyl giúp tạo thành choline trong cơ thể đồng thời cũng có tác dụng quan trọng trong việc duy trì quá trình hòa tan phospho lipid trong cơ thể.
Methionine có tác dụng thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa tổn thương gan do ngộ độc tylenol, viêm nhiễm, bảo vệ và giải độc gan.khoa học cũng tiến hành nghiên cứu về những công dụng của tỏi đen cũng như những hiệu quả của tỏi đen đối với những chế độ ăn uống dư thừa chất béo – chế độ ăn uống dư thừa chất béo rất dễ làm phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ và những tổn thương về gan sau này.
Tỏi đen có công dụng ức chế việc gây tăng cao men gan (AST và ALT). Các bệnh nhân được giảm đáng kể bằng việc điều trị ABG. Kết quả này chứng minh rằng ABG có hiệu quả bảo vệ gan và đề nghị bổ sung ABG có thể là một hỗ trợ điều trị tốt cho các tổn thương ở gan.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, tỏi đen làm ức chế khả năng gây tăng men gan cao, đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hay mắc các bệnh về gan khác.
Tỏi đen giảm cholesterol, giảm mỡ máu
Quá trình lên men dài đã biến tỏi bình thường thành một loại “siêu tỏi”. Hợp chất sallylcysteine và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn trong tỏi đen. Hai thành phần này có thể làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bị ung thư.
Nếu trong cơ thể con người chứa hàm lượng cholesterol trong máu cao sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Vì vậy khi sử dụng tỏi đen sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol và giảm mỡ máu.
Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
Trong tỏi tươi có rất nhiều thành phần giúp sát khuẩn, kháng nấm, virus và có tính kháng khuẩn cao. Vì thế khi tạo ra tỏi đen tác dụng này càng được phát huy hơn. Bởi trong tỏi đen có chứa hoạt chất allicin, đây là một trong những hoạt chất ngăn chặn sự phát triển của virus, nấm và các vi khuẩn.
Tỏi đen là một loại thực phẩm chức năng được sản xuất từ tỏi tươi (Allium sativum L.) thông qua quá trình lên men với nhiệt độ (60 – t90 ° C) và độ ẩm (70 – 90%) trong thời gian dài. Tỏi đen sở hữu một lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, dẫn xuất tetrahydro–carboline và các hợp chất organosulfur, bao gồm S-allyl-cysteine và S-allyl-mercaptocysteine, so với tỏi tươi.
Lưu ý rằng quá trình lên men không chỉ làm thay đổi các thành phần dinh dưỡng và các thuộc tính cảm quan mà còn tăng cường khả năng hoạt động sinh học của tỏi đen.
Nhờ những thành phần hoạt chất sinh học trên tỏi đen làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thông qua tác dụng chống oxy hóa, cải thiện tình trạng các bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, thừa cân & béo phì…) ngoài ra còn có tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ các tế bào thần kinh đã được báo cáo trong vài thập kỷ qua.

Tỏi đen góp phần tăng cường sinh lí
Trong tỏi đen có hợp chất allidiamin được tạo thành từ allicin và vitamin B1. Giúp cho việc điều hòa hormone và tăng cường sinh lí, đặc biệt là sinh lí phái mạnh.
Tỏi là “cộng sự” đắc lực cho người bị nhược dương hoặc liệt dương. Ăn tỏi chữa yếu sinh lý vì nó làm tăng ham muốn tình dục.
Theo các nhà khoa học, sự cương cứng của dương vật cần sự kích hoạt của một loại enzyme là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại enzyme này, giúp kéo dài thời gian cương cứng. Đó là lý do tỏi có tác dụng tốt đối với sức khỏe tình dục của nam giới.
Tỏi đen giúp giảm đau và viêm khớp
Khi sử dụng Tỏi đen, các chất chống oxy hóa sẽ trung hòa những gốc tự do này, đồng thời cung cấp bổ sung thêm khoáng chất như Ca, P, Mg, Zn… giúp cơ thể đảo ngược tình trạng bệnh khớp.
Trong Tỏi đen còn có các hoạt chất Phitoncid có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau sẽ giúp các khớp không bị sưng phồng, tiêu trừ những khuẩn gây hại cho khớp giúp khớp khỏe mạnh, không còn đau nhức.
Bên cạnh đó, khi sử dụng Tỏi đen, cholesterol có lợi trong cơ thể sẽ được tăng cường giúp lưu thông máu đến các cơ xương khớp, điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn. Từ đó bệnh xương khớp của bạn sẽ dần tiêu tan.
Nó được rất nhiều người, đặc biệt là những người trung tuổi người già săn tìm bởi công dụng giảm đau, chống viêm. Những ai bị đau khớp, sưng tấy khi dùng tỏi đen sẽ giảm được phần đáng kể.
Cách sử dụng tỏi đen chữa bệnh xương khớp
Cách 1: Ăn trực tiếp tỏi đen
– Để nhanh chóng loại bỏ các hiện tượng đau mỏi, lão hóa xương khớp, bạn nên ăn từ 2-4 củ Tỏi đen ( Tỏi đen cô đơn) mỗi ngày. Duy trì đều đặn sau một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Ngâm rượu tỏi đen chữa bệnh xương khớp
– Tỏi đen là loại Tỏi được lên men trong khoảng từ 45 – 60 ngày. Loại Tỏi này có vị ngọt, mềm dẻo như hoa quả sấy hay ô mai rất dễ sử dụng.
Nguyên liệu:
– Sử dụng 1 kg Tỏi đen đã bóc vỏ ngâm với 5 lít rượu trắng có nồng độ 32 đến 35 độ, ngâm từ 15 đến 20 ngày có thể dùng được
Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 25-30ml
– 1kg Tỏi đen.
– 5 lít rượu trắng có nồng độ từ 32 – 35 độ.
– Bình thủy tinh sạch.
Cách thực hiện:
– Bóc hết vỏ Tỏi đen , lấy phần thịt, cho vào bình ngâm cùng rượu. Sau 2 – 3 ngày thì lắc đều bình để tỏi ngấm rượu tốt hơn. Rượu tỏi đen có thể sử dụng sau 15 – 20 ngày (có thể xay nhuyễn để ngâm nhanh hơn).
Cách sử dụng:
– Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 25-30ml
-
Cách dùng tỏi đen
Để tỏi đen phát huy hết tác dụng của mình thì việc sử dụng đúng cách, đúng khoa học là rất cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng dùng cho từng lứa tuổi nhé!
Liều lượng dùng
Để tỏi đen phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần phải có liều lượng và cách dùng phù hợp nhất. Tùy vào độ tuổi sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau:
– Trẻ em trên 12 tuổi nên dùng 1 – 2 củ/ngày
– Trẻ em từ 1 đến 12 tháng tuổi dùng 1 củ/ ngày
– Phụ nữ mang thai dùng liều lượng nhiều hơn từ 2 – 4 củ/ngày. Đối với trường hợp mẫn cảm với các loại thuốc thì nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách sử dụng tỏi đen đúng cách
Chúng ta có thể dùng tỏi đen theo nhiều cách khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng như sau:
Dùng trực tiếp
Mỗi ngày bạn nên dùng trực tiếp 2 – 4 củ tỏi đen cô đơn/ngày chia 2 lần trong ngày (sáng – tối) hoặc 3 bữa (sáng – trưa – tối). Tại sao nên dùng tỏi đen cô đơn? Bởi vì tỏi đen cô đơn là tỏi chỉ có duy nhất 1 nhánh nên toàn bộ dưỡng chất của tỏi sẽ tập trung tại củ mà không bị phân tán như tỏi đen nhiều nhánh.
Chỉ cần bóc vỏ là dùng được ngay không cần qua công đoạn chế biết nào nữa. Bạn không còn lo mùi hăng của tỏi nữa nhé vì quá trình lên men đã làm mất đi mùi hăng của tỏi và thay vào đó là mùi thơm thoang thoảng của vị thuốc bắc. Ăn tỏi đen sẽ thấy vị bùi, ngọt hơi chua và dẻo như ô mai.
Thời điểm ăn: Tốt nhất nên dùng tỏi đen vào buổi sáng và tối trước khi ăn 30 phút, nhai thật kĩ và lâu, sau đó nên uống ngay một ly nước lọc để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tối ưu nhất.
– Phụ nữ mang thai nên dùng 2 – 4 củ mỗi ngày, vào 2 tháng cuối thai kì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Người đang điều trị bệnh nên dùng 4 – 5 củ/ngày.
– Người già và trẻ từ 1 đến 12 tuổi nên dùng 1 – 2 củ/ngày.
– Trẻ từ 1 đến 12 tuổi nên dùng với số lượng thấp hơn người bình thường khoảng 1 – 2 củ/ngày.
Làm nước ép tỏi đen
Chuẩn bị 3 – 5 gram tỏi đen cùng ít nước ấm cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc có thể dùng 1kg tỏi xay nhuyễn rồi bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Bạn có thể sử dụng bộ lọc cà phê trong bếp và nén chặt lại để loại bỏ bã tỏi ra là được.
Dùng trực tiếp hoặc pha cùng sinh tố, nước ép trái cây và dùng bất cứ lúc nào trong ngày.
Tác dụng nước ép tỏi đen:
– Tỏi đen hòa tan giúp dưỡng chất được hấp thụ nhanh chóng và đầy đủ vào cơ thể, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể tối ưu.
– Là loại thức uống giúp bồi bổ cho thai nhi và hỗ trợ đắc lực cho chị em nào muốn giảm cân một cách khoa học.
Ngâm với mật ong
Nếu như bạn cảm thấy vị tỏi hơi hăng và khó ăn có thể ngâm chúng trong mật ong.
– Chuẩn bị 2 gói 125g tỏi đen và 500ml mật ong nguyên chất.
– Tỏi đem bóc bỏ vỏ và để nguyên củ. Cho vào lọ thủy tinh sau đó cho mật ong nguyên chất vào với tỉ lệ cứ 1 gói 125g tỏi thì cần 250ml mật ong. Ngâm khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được.
– Mỗi bữa ăn 1 – 2 củ tỏi và một thìa mật ong, ăn 2 – 3 bữa/ ngày và cũng nên ăn vào lúc đói, trước bữa ăn 30 phút để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất bạn nhé.
Tác dụng của mật ong ngâm tỏi:
– Bộ đôi hoàn hảo “tỏi đen – mật ong” có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh.
– Ngâm tỏi đen mật ong còn có khả năng hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả. Đặc biệt, giúp người bệnh hạn chế được những cơn đau thắt dạ dày gây nên cực tốt.
– Tỏi còn có công dụng hạn chế lão hóa, giúp làm đẹp da tuyệt vời.
Tỏi đen ngâm rượu
Đây cũng là cách phát huy tối ưu công dụng của loại tỏi này
– Khi ngâm rượu tỏi đen sẽ tạo nên một phương thuốc giúp cơ thể hấp thụ tối ưu dưỡng chất có tăng khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư, làm giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch, giảm viêm khớp… cực kỳ thành công và đã được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia đầu ngành.
– Đặc biệt, rượu tỏi đen giữ được 100% hoạt chất allicin, đây chính là hoạt chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật cực hiệu quả…
– Thay vì dùng thuốc kháng sinh nhiều khi không an toàn, có khi có những tác dụng gây hại đến cơ thể, chúng ta đưa kháng sinh tự nhiên vào trong cơ thể bằng cách uống rượu tỏi ngon, bổ mỗi ngày theo đúng liều lượng quy định. Đây cũng là một liệu pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phòng tránh mọi bênh tật.
-
Tỏi đen giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Giá của tỏi đen
– Loại nhiều nhánh từ tỏi Lý Sơn, Phan Rang hoặc Hải Dương dao động 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/kg.
– Tỏi đen một nhánh Lý Sơn có giá tới 2,5 triệu đồng/kg.
– Tỏi cô đơn Phan Rang có giá từ 1,5 đến 2 triệu/kg.
Nên mua tỏi đen ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán sản phẩm này. Do chúng có giá trị kinh tế cao, nên có rất nhiều hàng giả hàng nhái trên thị trường. Khi mua bạn cần lựa chọn cơ sở bán uy tín. Bạn cũng có thể tham khảo một số địa chỉ bán ở đây.
Tỏi đen được xem như thần dược đối với mọi nhà. Bài viết trên đây chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về loài cây này và có cách dùng sao cho phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!
Camnangnuoitrong.com