Sâm Đương Quy và những công dụng tuyệt đối với sức khỏe

Sâm đương quy là một vị thuốc đông y có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác đương quy giúp hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý ở người cực hiệu quả. Vậy công dụng của sâm đương quy là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này nhé.

Cây Sâm Đương Quy có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Cây Sâm Đương Quy có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe
  1. Sâm đương quy là gì?

Sâm đương quy là một loại cây dược liệu quý. Đứng đầu trong danh sách các vị thuốc chữa bệnh phụ nữ. Không chỉ vậy, đương quy còn được sử dụng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị một số bệnh ở người.

Sâm đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis. Thuộc họ hoa tán araceae và có tên gọi khác là tần quy, vân quy, tan quy. Quy có nghĩa là quay về. Vị thuốc này có công dụng điều khí, nuôi huyết và làm cho huyết đang bị rối loạn trở về vị trí ban đầu. Chính vì thế mà có tên gọi như vậy.

Đương quy thuộc loại cây có thân nhỏ. Sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 40 – 80cm và thân hình trụ màu tím có rãnh mọc. Cây thường sống ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m và khí hậu ẩm mát. Lá đương quy mọc so le nhau, xẻ lông chim. Lá có cuống dài từ 3 – 12cm và có bẹ to ôm thân. Lá chét ở phía dưới cây có cuống dài còn lá chét ở ngọn thì không có cuống. Chóp lá nhọn và mép khía răng không đều.

Đương quy là loại cây có hoa. Hoa có màu trắng hoặc màu lục nhạt. Cụm hoa sẽ bao gồm các tán nhỏ tỏa đều dạng hình cầu. Cụm hoa tán kép sẽ gồm 12 – 36 tán nhỏ dài ngắn không đều nhau.

Quả đương quy có quả bế, dẹt màu tím nhạt. Cây thường kết quả vào mùa thu từ tháng 8 – 9 âm lịch. Đương quy có rễ phát triển rất mạnh. Rễ dài khoảng 20cm màu nâu nhạt có nhiều nếp nhăn dọc theo thân rễ.

  Bí Quyết Gieo Hột Càng Cua Mau Nẩy Mầm. Lấy Hột Giống,Cách Trồng và Công Dụng Tốt của Rau Càng Cua.

Rễ sâm đương quy gồm nhiều nhánh và thường được phân biệt thành 3 phần là: Quy đầu ( phần đầu), Quy thân ( phần giữa) và Quy vĩ ( phần dưới). Trong đó, đường kính của phần quy đầu từ 1.0 – 3.5 cm. Đường kính của quy thân và quy vỹ từ 0.3 – 1.0cm.

  1. Phân bố của sâm dương quy

Sâm đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây chủ yếu sống ở các vùng núi cao từ 2000 – 3000m so với mực nước biển và có khí hậu ẩm mát. Tại Trung Quốc thì cây được trồng nhiều ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc.

Ở Việt Nam sâm đương quy bắt đầu được du nhập vào từ năm 1960. Hiện nay cây được trồng ở một số tỉnh phía Tây Bắc có khí hậu mát mẻ như: Tủa Chùa ( Điện Biên), Vân Hồ ( Sơn La), Tam Đường (Lai châu),Mù Cang chải ( Yên Bái). Ngoài ra một số tỉnh khác ở khu vực Tây Nguyên có trồng đương quy là: Buôn Ma Thuột ( Đắc Lắc), Ngọc Lĩnh ( Kontum), Đà Lạt ( Lâm Đồng).

Người ta thường thu hoạch đương quy vào đầu mùa đông. Bởi khi đó đương quy sẽ có dược tính cũng như công dụng tốt nhất.

Đương quy rất tốt cho sức khỏe con người
Đương quy rất tốt cho sức khỏe con người
  1. Thành phần hóa học của sâm đương quy

Đương quy có chứa rất nhiều tinh dầu nhất là bộ rễ. Rễ của đương quy chiếm đến 0.26% lượng tinh dầu. Ngoài tinh dầu thì bộ rễ của đương quy còn chứa các hợp chất khác như: sterol, coumarin…..

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong sâm đương quy có chứa rất nhiều Collagen Teana C1. Hợp chất này có công dụng tăng cường hoạt huyết, bổ sung chất dinh dưỡng của tuyến vú. Trẻ hóa cơ thể, tăng sức đề kháng giúp cho da và các tế bào luôn được khỏe mạnh.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu hiện đại cho thấy trong đương quy còn chứa nhiều hoạt chất quý như:

– Acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu

– Polycacharis: ức chế khối u, tăng cường hệ miễn dịch

– Ligustilide: tăng tuần hoàn máu

– N-butylphtalid: chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính.

– Coumarin có công dụng hoạt huyết

  Cách trồng cây Mướp Đắng (Khổ Qua) trong thùng xốp cho sai quả

– Phytoestrogen: chống co bóp tử cung, hạ huyết và chống viêm….

  1. Công dụng của sâm đương quy

Trong đông y, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng và có mùi thơm đặc biệt. Cây có tính ấm, tác dụng vào 3 kinh tâm, tỳ, can giúp bổ huyết, chỉ huyết và hoạt huyết. Một số công dụng tuyệt vời của sâm đương quy phải kể đến là:

Sâm đương quy giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T.

– Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể và bệnh thiếu máu

– Ức chế sự kết tập tiểu cầu liên quan đến điều viêm tắc tĩnh mạch khối huyết.Tăng cường tuần hoàn não.

– Hỗ trợ trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh ở phụ nữ

– Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết

– Trị các bệnh về răng miệng như môi miệng sưng đau, chảy máu chân răng.

– Trị sốt rét

– Trị chứng mất ngủ

– Trị mồ hôi trộm

– Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt

– Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

– Điều trị nhiệt, táo bón

– Điều trị các chứng tê, đau

– Điều trị bại liệt tứ trí và đau cột sống

– Điều trị nám da, tàn nhang và làm trắng da

– Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính.

– Hỗ trợ điều trị chứng chảy máu tử cung

– Trị phong thấp, đau nhức xương khớp

– Điều trị thiếu máu lên não dẫn đến hoa mắt, da dẻ xanh xao, chóng mặt, người gầy yếu

– Bổ huyết, điều kinh, nhuận tràng, hoạt huyết, giảm đau, thông đại tiện…..

  1. Cách dùng sâm đương quy

Tùy thuộc vào mục đích của người dùng sẽ có các cách sử dụng đương quy khác nhau. Đa phần đương quy được dùng chủ yếu dưới dạng khô, thái lát hoặc để cả củ. Bên cạnh đó người ta còn dùng đương quy khô hoặc tươi để ngâm rượu.

Cách sử dụng

Đương quy được coi như một loại sâm quý. Chính vì thế người ta thường tìm mua ngâm rượu uống để trị bệnh, tăng cường sức khỏe. Hai cách ngâm rượu đương quy khô và tươi đều rất dễ thực hiện đó là:

Cách ngâm rượu đương quy tươi

  FULL Cách trồng rau mầm, trồng rau mầm tại nhà

Lấy sâm đương quy rửa sạch, để ráo rồi phơi dưới nắng từ 2 -3 tiếng. Sau đó, cho đương quy vào bình ngâm theo tỷ lệ 1kg với 5 lít rượu trắng. Bảo quản rượu ở nơi thoáng mát ít nhất 6 tháng rồi đem ra sử dụng.

– Cách ngâm rượu đương quy khô

Dùng đương quy khô rửa sạch rồi để ráo nước. Cho đương quy vào bình ngâm theo tỷ lệ 1kg với 10 lít rượu trắng. Bảo quản rượu nơi thoáng mát khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được.

Bên cạnh việc dùng để ngâm rượu người ta còn dùng thân và củ đương quy chế biến thành các món ăn hàng ngày. Trong lá, thân đương quy có chứa lượng tinh dầu cao giúp món ăn thơm ngon và mang giá trị dinh dưỡng cao.

Dùng đương quy khô hoặc tươi để hãm trà, sắc cùng với các vị thuốc khác trong đông y chữa trị một số bệnh lý ở người.

Lưu ý khi sử dụng

Sâm đương quy là loại dược liệu quý và có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc dùng sai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Khi dùng đương quy bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Sử dụng đương quy có thể khiến cho làn da trở nên nhạy cảm, dễ cháy nắng. Bạn cần phải sử dụng kem và quần áo chống nắng để che chắn.

– Không nên bảo quản đương quy trong hộp nhựa. Nó có thể gây tương tác với tinh dầu trong sâm.

– Sử dụng đương quy có thể gây huyết áp thấp, đầy hơi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, co thắt đường tiêu hoá…

– Đương quy còn gây rối loạn cương dương,kích ứng da

– Trẻ em và phụ nữ có thai thì không nên sử dụng đương quy

– Do sâm đương quy có tính nhuận tràng. Người bị viêm đại tràng thể hàn, đi tiện phân thường xuyên lỏng và nát thì không nên sử dụng.

– Đương quy có thể tương tác với một số loại thuốc mà bạn đang dùng. Do đó bạn cần phải tham khảo của ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng….

Qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số thông tin hữu ích về sâm đương quy. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về công dụng hay bất kỳ điều gì về loại dược liệu này thì hãy nhanh liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *