Rau má và những tác dụng thần kỳ của cây rau má tới sức khỏe con người

Một trong những loại cây rau dân giã, quen thuộc và được nhiều người biết đến đó là cây rau má. Ngoài việc được sử dụng làm một số món ăn,nước uống giải khát cây rau này còn được biết đến như một vị thuốc quý. Để hiểu hơn về loài cây này mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây của camnangnuoitrong nhé.

Cây rau má rất quen thuộc với người dân Việt Nam
Cây rau má rất quen thuộc với người dân Việt Nam
  1. Rau má là cây gì?

Cây rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban. Loài cây này còn có tên tiếng anh là gotu Kola. Ngoài ra người ta còn hay gọi nó bằng cái tên khác như là tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo.

Rau má là loài cây thân thảo, mọc bò dưới mặt đất. Thân cây nhỏ, mảnh và vươn dài có màu xanh.

Lá cây mọc so le nhau, thường có 3 đến 5 lá ở một mấu. Cuống lá dài, phiến hình thận và có các gân tròn. Ở cuối mép lá có khía tai bèo.

Cây ra hoa có màu trắng, cum hoa hình tán đơn và mọc ở nách thân và lá. Mỗi nách có tầm 1 đến 5 bông hoa nhỏ, không có quốc.

Quả màu nâu đen, rẹt và có sống nhìn hơi rõ.

  1. Phân bố của cây rau má

Cây rau má có nguồn gốc từ các nước như Úc, đảo Thái Bình Dương, đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Tại Việt Nam thường mọc ở những nơi ẩm thấp trong các luống rau, bờ mương, bờ ruộng hay các thung lũng. Nó phân bố hầu hết ở các tỉnh trên cả nước. Ở Hồ chí Minh và Tiền Giang, ngày nay rau má đã được thuần hóa thành nhiều loại khác nhau và được trồng trong các vùng rau chuyên canh.

  1. Thành phần có trong rau má

Theo một số nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Trong rau má có chứa một số hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavono, glycosid asiaticosid, hydrocotulin… và một số hợp chất khác như vitamin B1, B2,B3, vitamin C, K… Tùy vào khu vực phát triển và các vùng khác nhau mà thành phần cũng có những sự thay đổi khác nhau.

  Câu Kỷ Tử là gì? Thành phần và 17 công dụng thần kỳ đối với sức khỏe

Theo ước tính trong 100g rau má nguyên chất sẽ có 88,2g nước; 1,8g tinh bột; 3,7g vitamin C; 2mg phốt pho, 1,3 mg beta caroten…

Rau má có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Rau má có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
  1. Công dụng của rau má

Nhắc đến rau má chúng ta đều biết ngoài công dụng bổ dưỡng nó còn có rất nhiều dược tính khác nhau. Dưới đây là một số công dụng cụ thể mà nó mang lại.

Rau má giúp cải thiện trí não, tăng cường trí nhớ

Hoạt chất Bracoside B có trong rau sẽ thực hiện tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Người ta thường dùng rau má sấy khô và tán thành bột và dùng chung với sữa. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 3 đến 5 g sẽ có hiệu quả rất lớn cho trí não, giúp tập trung và thị lực tốt hơn. Do đó, đây được coi là một trong những cây thuốc tự nhiên quý hiếm.

Công dụng tốt trong việc hạ sốt

Đối với những trẻ nhỏ có dấu hiệu sốt, bạn có thể vò rau má và đun để lấy nước uống, Dùng vài lần, khoảng vài tiếng một lần sẽ giúp cải thiện tình trạng sốt rất nhanh. Đây là một trong số những mẹo vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả.

Làm đẹp da

Với hàm lượng chất xơ, vitamin có trong rau sẽ giúp cho chị em có một làn da đẹp, mịn màng trông thấy. Đồng thời nếu thường xuyên uống nước ép rau má còn giúp chống lão hóa, dưỡng ẩm và ngừa mụn trên da. Trong lĩnh vực làm đẹp, rau má còn được điều chế thành nhiều dạng mỹ phẩm khác nhau phục vụ mục đích xóa nhăn, chống lão hóa trên da.

Tinh chất rau má giúp làm đẹp da
Tinh chất rau má giúp làm đẹp da

Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch

Rau này rất thích hợp cho những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch, những người thừa cân, có nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch. Dùng thường xuyên sẽ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu giúp mạch máu lưu thông hơn.

  Cách Làm BÁNH CUỐN Cấp Tốc Không Cần Nồi Tráng (Make Cakes)

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da như vảy nến, eczema sử dụng rau má rất tốt. Rau má tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cất sử dụng hàng ngày. Ngoài ra bạn còn thanh lọc cơ thể, chống tiêu viêm trong những ngày nóng bức.

Điều trị chứng vàng da

Sử dụng kết hợp với ngải cứu sẽ giúp cho tình trạng vàng da được thuyên giảm một cách rõ rệt.

Chữa sưng nề do các chấn thương phần mềm.

Các thành phần có trong cây giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Bạn chỉ cần giã lá rau má tươi rồi vắt lấy nước cất uống chung với một ít rượu là có thể giảm đau và không bị sưng.

Đem lại chất dinh dưỡng tốt cho trẻ biếng ăn, còi cọc

Để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn bạn nên bổ sung rau má vào thực đơn của bé. Rửa sạch rau, để ráo nước và tán bột. Sau đó cho vào cháo hoặc bột cho trẻ ăn hàng ngày. Giúp bổ sung một số dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, còi cọc, đi phân sống. Hỗ trợ điều tiết enzim, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu

Trong rau má có chất triterpenoid giúp bạn giảm các cơn căng thẳng, mệt mỏi, lo âu và tăng cường cải thiện các chức năng liên quan đến hệ thần kinh.

Hỗ trợ điều trị các bệnh phong, lao

Trong rau có hoạt chất asiaticoside giúp làm tan các lớp màng bọc vi khuẩn phong, lao giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại nhóm vi khuẩn này.

Rau má hỗ trợ điều trị các bệnh phong, lao
Rau má hỗ trợ điều trị các bệnh phong, lao

Hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư

Các thành phần hóa học trong rau má được phát hiện có khả năng giúp ổn định DNA, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào biến tính thành ung thư.

Ngoài ra rau má còn có rất nhiều công dụng khác như chữa bệnh chàm, phế quản, viêm gan, động kinh… Đây là loài rau mang lại nhiều lợi ích nhưng khi dùng cũng có một số trường hợp sẽ có tác dụng phụ như nổi đỏ, ngứa, phát ban thậm chí là đau bụng, buồn nôn, và chóng mạch. Trường hợp này thường xảy ra đối với các trường hợp như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị chứng tiểu đường, những người đang sử dụng các loại thuốc khác như thuốc an thần, trầm cảm. Đối với những trường hợp này thì không nên sử dụng rau má.

  1. Cách dùng cây rau má đúng cách

Cũng giống như cây lá lốt, cây rau má được sử dụng trong rất nhiều cách khác nhau như làm nước uống, món ăn, làm thuốc. Bạn có thể sử dụng nó dưới dạng tươi hoặc dạng bột. Giã lấy nước cất để uống hoặc sắc lấy thuốc uống ngày tầm 30 đến 40g rau tươi sẽ giúp bạn giải nhiệt, giải độc cơ thể. Giúp lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón ở nhiều người. Lá rau má tươi còn được giã để đắp và chữa các vết thương như bong gân, mụn nhọt…

  CÁCH TRỒNG RAU MẦM CỰC DỄ, XEM XONG TRỒNG ĐƯỢC NGAY!

Cách dùng

Để điều trị vấn đề rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, tức ngực, nhức đầu,sốt, cảm lạnh thì bạn dùng 300g rau má và 3g phèn chua. Giã nhỏ hỗn hợp và hòa với nước dừa sau đó vắt lấy nước uống.

Ngoài ra rau má còn được điều chế dưới dạng phomat để điều trị các vết sẹo lồi, sẹo lõm.

Liều lượng sử dụng

Không phải là cây rau có lợi mà bạn có thể dùng bao nhiêu cũng được. Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên quan tâm đến liều lượng dùng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến cáo, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ thì bạn không nên sử dụng rau má quá 6 tuần.

Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má với hàm lượng rau má tương đương trung bình 40g. Tùy thuộc vào từng người, từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ có những liều lượng dùng khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bất cứ loại rau nào cũng vậy. Nó sẽ mang lại hiệu quả tốt nếu như bạn hiểu rõ về nó. Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về rau má mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng nó sẽ đem lại cho bạn những kiến thức tốt nhất về loài cây này cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn trong quá trình sử dụng. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt và dồi dào.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *