Cách phân biệt Bồ Câu trống mái đơn giản và chính xác nhất

Cách phân biệt Bồ Câu trống mái đơn giản và chính xác nhất | Camnangnuoitrong.com

Khi bạn là một nhà nuôi chim bồ câu, đặc biệt là lúc ghép cặp để chim chung sống với bạn đời của mình. Nhất định phải phân biệt được đâu là chim trống, đâu là chim mái vì đây là nhân tố vô cùng quan trọng. Nếu tỉ lệ trống mái mất cân bằng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công và năng suất nuôi chim. Bài viết sau đây, sẽ giúp bạn phân biệt được chim bồ câu trống mái chính xác nhất.

Cách phân biệt chim Bồ Câu trống mái chính xác
Cách phân biệt chim Bồ Câu trống mái chính xác

1. Vì sao phải phân biệt chim bồ câu trống mái?

Như bạn đã biết, chim bồ câu là loài chim cảnh rất chung thủy. Chúng chỉ sống với nhau theo cặp (một trống, một mái). Chim sinh trưởng và phát triển vô cùng tự nhiên, sinh sản đều đặn theo mỗi năm. Nên việc đầu tiên là phân biệt trống mái để bắt đầu cho chúng ghép cặp với nhau.

Tập tính của bồ câu là sống theo đàn. Nếu tỉ lệ chim trống mái trong đàn luôn được cân bằng theo tỷ lệ 1:1 thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, năng suất vượt trội nhất. Vì đã đảm bảo được hiệu quả sinh sản chăm nuôi.

Trên thị trường hiện nay, nhiều trang trại nuôi chim bồ câu giống phải thực hiện phân loại chim trống mái rõ ràng. Bảo đảm tỷ lệ phân loại chính xác cao nhất lên đến 90%. Nếu tỉ lệ giữa chim trống và mái bị chênh lệch quá lớn sẽ làm năng suất chăn nuôi sụt giảm nặng.

Với tỷ lệ chim mái nhiều hơn so với chim trống thì khi chim mái sinh sản thì trứng sẽ không được thụ tinh và chẳng thể nở ra được chim non. Còn nếu tỷ lệ trống nhiều hơn thì người nuôi chim với một đích sinh sản lại tốn khá nhiều chi phí vào thức ăn mà chẳng thu lại được bao nhiêu.

  Cách nuôi Chào Mào non – Cách nuôi chim non đúng cách mau biết tự ăn

Ngoài ra, việc để cho tỷ lệ chim bồ câu trống quá lớn sẽ làm cho chúng đấu đá nhau thường xuyên giành chim mái cho mình. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như, tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như việc gây hỗn loạn trong đàn. Vì vậy, người nuôi phải đặc biệt chú ý trong việc nhận biết chim trống chim mái để đảm bảo năng suất, ổn định kinh tế.

2. Cách phân biệt chim Bồ Câu trống mái

Nhìn chung về vẻ ngoài hay quá trình sinh trưởng của chim bồ câu thì không có gì khác nhau nhiều giữa chim trống và mái. Nếu nói về lúc chim còn nhỏ lại lại càng khó khăn trong việc phân biệt giống chim trống mái hơn. Vậy, bạn hãy theo dõi một số gợi ý mà chúng tôi chia sẻ sau đây để có thêm kinh nghiệm nhận biết chính xác nhất.

2.1 Dựa vào hình dáng bên ngoài

Đối với chim bồ câu trống: chúng thường có kích cỡ ngoại hình lớn hơn chim mái. Đầu và mỏ của chim trống thường thô, cứng, to và ngắn hơn. Bên cạnh đó, cổ chim cũng to và có nhiều cườm nổi hơm mái. Phần chóp lông cánh được xếp so le với nhau. Và kỹ hơn thì bạn dễ thấy được chim trống có những hoạt động nhanh nhảu, linh hoạt, khỏe mạnh hơn chim mái.

Đối với chim mái: ngoại hình của chim mái nhìn chung sẽ nhỏ hơn chim trống. Mỏ con mái ở gốc mỏ nhỏ dần về phía chóp mỏ. Đầu và mỏ cũng thon, dài hơn so với chim trống. Khi còn nhỏ thì chim bồ câu mái có gốc mỏ và đầu mỏ lớn như nhau. Phần chóp lông cánh chim mái xếp bằng đều nhau.

Dựa vào dáng vẻ bên ngoài là phân biệt được chim trống mái
Dựa vào dáng vẻ bên ngoài là phân biệt được chim trống mái

2.2 Dựa vào hoạt động lúc trưởng thành

Tần suất hoạt động của con trống trưởng thành cao hơn nhiều so với con mái. Nổi bật nhất là chúng hay đấu đá với những con chim bồ câu trống khác để giành lấy thức ăn, giành chuồng ở. Nhằm mục đích chỉ để gây ấn tượng thu hút chim mái.

  Chim Khướu: Cách lựa chọn và nuôi chim khướu hót hay

Ngoài ra, khi con trống muốn tán tỉnh bạn tình thì chúng sẽ xòe đuôi ra khá to, đầu gật gù và hay xoay người. Mỗi lúc lôi cuốn chim mái, chúng sẽ cất tiếng kêu “gru..gru..”

Còn chim mái bình thường sẽ có những hành động nhẹ nhàng hơn, dịu dàng. Mỗi khi phát hiện có chim trống tiếp cận mình, chúng chỉ đứng yên lặng một chỗ. Chim mái có tiếng kêu “gù..gù” nhỏ và nhẹ, chúng thường không có những hành động xòe đuôi như chim bồ câu trống.

Nếu bạn đang nuôi chim bồ câu sinh sản thì hãy đọc ngay bài viết cách nuôi chim Bồ Câu non khỏe mạnh lớn nhanh nhé. Bởi những chú chim non cần một chế độ chăm sóc đặc biệt mà bạn cần lưu ý.

2.3 Dùng tay để nhận biết được chim bồ câu trống mái

Đây là cách thường được nhiều người nuôi chim truyền đạt lại và áp dụng phổ biến nhất. Vì dễ thực hành và có độ chính xác cao về chim trống, chim mái ngay cả lúc chim bồ câu còn nhỏ.

Quan sát hậu môn: Lỗ hậu môn của chim trống thường lồi ra. Ngược lại thì chim mái có lỗ hậu môn phẳng và mềm hơn chim trống.

Xem ngón chân: Dùng tay lật úp nhẹ nhàng một con chim bồ câu xuống. Nếu thấy ngón A dài hơn ngón C thì chắc chắn nó là con chim trống. Ở chim bồ câu mái thì 2 ngón này thường nó sẽ dài bằng nhau.

Theo dõi phản xạ: Một tay giữ chặt chân chim, tay còn lại hãy từ từ kéo mỏ của chúng xuống dưới nhẹ nhàng. Cách này là đang minh họa cảnh chim trống đập mái. Nếu thấy chúng có phản xạ quắp đuôi xuống thì đó là chim trống, còn chim mái thì sẽ vểnh đuôi lên.

2.4 Dựa vào độ tuổi trưởng thành của chim

Lúc mới nở cho đến khoảng 15 ngày tuổi, hãy quan sát kĩ biểu hiện khi chim bồ câu nằm. Nhiều người bảo nhau rằng, nếu thấy hai con chim mới nở nằm chồng chéo lên nhau thì đó là một cặp trống mái. Còn chúng nằm cùng chiều từ đầu đến đuôi thì khoảng 60% là hai con chim mái.

  Chim bị trúng gió – Cách chữa trị chim Chào mào bị trúng gió đơn giản và hiệu quả nhất

Khi từ 16 ngày tuổi trở lên, người nuôi hãy dùng ngón trỏ ( hoặc ngón cái) sờ vào vùng xương chậu của chim non. Chim mái thì ngón tay sẽ nằm gọn vào vị trí xương chậu (xương chậu của chim mái thường rộng để chúng đẻ). Bên cạnh đó, con chim trống sẽ có khoảng cách xương chậu hẹp hơn.

VIDEO- “Tiết lộ BÍ KÍP phân biệt bồ câu TRỐNG MÁI ngay từ khi mới đẻ | Nông dân làm giàu (0961142323)”

Trên đây là một số cách phân biệt chim bồ câu trống mái mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ có đủ kinh nghiệm để nhận biết được những chú chim bồ câu dễ dàng nhất. Chúc bạn thành công!

Camnangnuoitrong.com

Từ khóa liên quan: cách phân biệt bồ câu trống mái, phân biệt bồ câu trống mái, cách phân biệt chim bồ câu trống mái, chim bồ câu kêu, phân biệt chim bồ câu trống mái, cách nhận biết chim bồ câu trống mái, bồ câu kêu, cach phan biet bo cau trong mai, tiếng bồ câu kêu, cách nhận biết bồ câu trống mái, bồ câu gù, chim bồ câu gù, tiếng chim bồ câu kêu, cách chọn chim bồ câu trống mái, bồ câu trống, tiếng chim bồ câu, chim bồ câu gáy, bồ câu trống mái, tiếng bồ câu gáy, cách phân biệt bồ câu trống và mái, nhận biết bồ câu trống mái, phân biệt chim, cách phân biệt chim bồ câu pháp trống mái, phân biệt chim bồ câu trống và mái, tieng chim bo cau, nhận biết chim bồ câu trống mái, tiếng bồ câu, con chim bồ câu, chim trống, bồ câu gáy, tiếng bồ câu gù, chim bồ câu hót, cách phân biệt chim bồ câu đực cái, bồ câu mái có gù không, chim bồ câu, tiếng chim bồ câu gù, phân biệt chim trống mái, bồ câu gù là trống hay mái, bồ câu mái, tiếng kêu bồ câu, cách phân biệt chim, con bồ câu, bồ câu đực có lông màu gì, cách nhận biết bồ câu trống và mái, cách phân biệt bồ câu pháp trống mái, tiếng chim bồ câu gáy, bồ câu cái có bồ lông màu gì, con chim bo cau, cách phân biệt bồ câu đực và bồ câu cái, phân bồ câu

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *