Ao nuôi được coi là nhà của tôm cá, có thể được chủ động xây dựng để canh tác nuôi trồng thủy hải sản, cũng có thể là những địa hình đất trũng có sẵn được lợi dụng để nuôi tôm cá. Nhiều ao hồ nhỏ được hình thành từ việc lấy đất đắp nền nhà, làm gạch…

Ao nuôi cá là một môi trường hạn chế về mặt diện tích và thể tích, nhưng các yếu tố vô cơ và hữu cơ, các yếu tố vi sinh và sinh vật sống trong ao có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, biến động của các yếu tố trong môi trường nuôi luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, năng suất và sản lượng của cá thịt.
Những yếu tố môi trường ao có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi bao gồm:
– Các yếu tố vật lý: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ trong…
– Các yếu tố hóa học: hàm lượng ôxy hòa tan, pH, hàm lượng các khí độc hòa tan…
– Các yếu tố sinh học: vi sinh vật, sinh vật phù du, sinh vật đáy, sinh vật bậc cao..
– Các yếu tố kỹ thuật: diện tích, độ sâu, độ dày lớp bùn, mật độ thả…
Người nuôi cá cần phải có những hiểu biết cơ bản về môi trường ao để chủ động quản lý tốt môi trường ao thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi.
-
Các yếu tố vật lý, hóa học ảnh hưởng tới nuôi cá
Việc nuôi cá thịt đạt năng suất cao phụ thuộc vào mức độ thích hợp với môi trường của các loài cá. Do đó, chúng ta cần xem xét một số yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển của cá để lựa chọn được loài cá thích hợp. Hãy cùng camnangnuoitrong tìm hiểu các yếu tố về vật lý và hóa học ảnh hưởng tới sự phát triển của cá nhé.
1.1. Nhiệt độ nước
Cá là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể cá phụ thuộc và biến đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Do vậy , nhiệt độ nước quá cao hay quá thấp đều có tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cá. Đa số các loài cá nuôi nước ngọt ở nước ta phát triển thuận lợi trong môi trường nước có nhiệt độ 20-30°C .
Theo chu kì một năm, nhiệt độ môi trường nước cao vào mùa hè và thấp về mùa đông. Khi nhiệt độ nước quá cáo hoặc quá thấp, cá thường tránh nóng hay tránh lạnh ở tầng nước đáy. Do vậy ao nuôi cá cần có độ sâu đảm bảo để nhiệt độ nước ổn định, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Ao có mực nước sâu từ 1.2-1.5m là phù hợp.
Trong một ngày nhiệt độ nước cao nhất lúc trưa chiều sau đó giảm dần xuông thấp nhất lúc gần sáng. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cá. nếu sự chênh lệch này lớn quá 30°C, cá dễ bị sốc nhiệt, sức đề kháng cơ thể yếu và dễ bị nhiễm bệnh. Hiện tượng này thường sảy ra trong những ngày nắng gắt ở các ao nông lượng nước ít.
Người nuôi cá dễ dàng theo dõi được nhiệt độ nước bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế rượu. Khi đo nhiệt độ nhúng bầu thủy ngân của nhiệt kế sâu 30-40cm so với mặt nước chờ 3-4p, khi cột thủy ngân đã ổn định, đọc kết quả khi bầu thủy ngân còn nằm trong nước.
Mùa đông, trong những đợt rét kéo dài nhiệt độ nước thường xuống thấp, theo dõi nhiệt độ để chủ động có biện pháp phòng chống rét cho cá. Mùa hè, trong những ngày nóng gắt cần đo nhiệt độ 2 lần/ ngày vào buổi sáng sớm lúc 5-6h và buổi trưa chiều lúc 14-16h để biết được biên độ biến đổi độ nước trong ngày. Nếu nhiệt độ nước trong ngày biến đổi lớn 2-3°C trở lên cần chủ động dâng cao mực nước của ao hoặc chuyển cá sang ao khác rộng và sâu hơn.

1.2. Ánh sáng
Ánh sáng rất cần cho sự phát triển của tảo nước và thực vật thủy sinh dưới tác động của ánh sáng tảo nước và các thực vật thủy sinh đã biến đổi thông qua các hoạt động quang hợp đã biến đổi các yếu tố dinh dưỡng vô cơ lấy được từ môi trường thành các chất hữu cơ để nuôi sống bản thân chúng đồng thời nuôi dưỡng các loại động vật thủy sinh và cá.
Để đảm bảo cho môi trường cá có đủ ánh sáng, người nuôi cá cần chọn ao sao cho mặt ao thoáng , không bị cớm rợp. Mặt khác, người nuôi cá cần phải quản lý ao nuôi cá sao cho mật độ các chất lửng lơ và tảo trong nước ở mức vừa phải, để ánh sáng có thể chiếu xuống các tầng nước phía dưới.
1.3. Độ pH có trong ao nuôi
Độ pH là giá trị chỉ tính chất của môi trường chua (axit, pH<7)hay nồng (kiềm ,pH>7). Môi trường có độ pH=7 là môi trường trung tính , không chua cũng không nồng. Đa số các loài cá thích hợp với môi trường nước có độ pH từ 6.5-8.5. Môi trường ao thường bị chua hóa theo thơi gian, so quá trình phân hủy các chất hữu cơ lắng đọng . Môi trường ao bị chua thích hợp cho các nguyên nhân gây bệnh phát triển. Do vậy, trong qúa trình nuôi cá, người ta thường định kỳ phải loại bỏ các yếu tố gây chua như vét bớt bùn, tránh để tảo nở hoa ( tảo nước phát trển quá mạnh, tạo thành váng nổi trên mặt nước) và bón vôi để trung hòa môi trường… Nước ao nuôi ít khi bị quá nồng hóa một cách tự nhiên, nguyên nhân gây nồng chủ yếu là do người nuôi cá bón quá nhiều vôi xuống ao, hoặc do ảnh hưởng của các nguồn nước thải công nghiệp.
Người nuôi cá có thể biết được giá trị pH môi trường ao bằng cách dùng giấy đo pH. Nhúng giấy đo pH xuống nước, màu giấy của giấy sẽ biến đổi tùy thuộc vào độ pH của nước ao. So màu này với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo mỗi cuộn giấy sẽ biết được gía trị pH của nước.
1.4. Hàm lượng oxy hòa tan
Cũng như các động vật trên cạn, cá cần có oxy để hô hấp. Oxy cung cấp cho cá dưới dạng hòa tan trong môi trường nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cần đảm bảo ≥4mg/lít, nghĩa lad trong mỗi lít nước ao, cần có ít nhất 4mg oxy hòa tan. Cũng có những loài cá chịu đựng được môi trường nghèo oxy hòa tan, nhưng môi tường nuôi cá tốt là môi trường có lượng oxy hòa tan cao.
Hàm lượng oxy được cung cấp vào môi trường nước bằng 2 con đường chủ yếu là: khuếch tán từ không khí và do tảo phù sinh ra trong quá trình quang hợp.
Trong điều kiện thuận lợi không có gió, không có sóng, oxy từ, không khí khuếch tán vào nước rất chậm. Vì vậy, trong những thủy vực nuôi cá với mật độ cao, hoặc trong những ngày thời tiết xấu u ám, người ta thường dùng các biện pháp cơ học như đặt máy quạt nước, đặt máy sục khí hay bơm thêm nuớc mới vào ao để gia tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào nước.
Nguồn cung cấp oxy hòa tan cho nước thường xuyên và chủ yếu hơn là do quá trình quang hợp của tảo nước giải phóng ra. Vì vậy, vào buổi sáng sớm, cá trong ao thường bị nổi đầu cho thiếu oxy, nhưng khi mặt trời lên , tảo nước bắt đầu quang hợp và giải phóng oxy , cá không bị thiếu oxy nữa sẽ lặn xuống. Người nuôi cá thâm canh quan tâm chủ yếu đến các biện pháp cơ học để gia tăng oxy hào tan thì những người nuôi cá quảng canh và bán thâm canh phải quan tâm đến điều khiển màu xanh của nước để đảm bảo lượng tảo nước cung cấp đủ oxy hòa tan cho ao.
Ở đây, chúng ta thấy có mâu thuẫn nảy sinh giữa việc cung cấp oxy cho tôm cá và tạo thức ăn tự nhiên cho chúng . Nếu muối tạo được nhiều thức ăn cho tôm cá cần phải bón nhiều phân. Nhưng khi bón quá nhiều , ao sẽ bị hiện tượng phú dưỡng do sinh vật thủy sinh phát triển mạnh mẽ đã tiêu thụ hết oxy trong ao khi đó cá nuôi không còn đủ dưỡng khí để hô hấp.
Thông thường, lượng oxy hòa tan trong ao biến đổi theo chù kì ngày đêm: Cao nhất lúc 14h-16h, giảm dần từ 20h, thấp nhất lúc rạng sáng (4-6h), cho nên hiện tượng nổi đầu thường xảy ra lúc rạng sáng.
Người nuôi cá khó đô được chính xác lượng oxy hào tan trong ao, nhưng có thể biết đc cá có bị thiếu oxy hay không. Cá bị thiếu oxy thường nổi thành đàn và đớp lấy không khí trên mặt nước. Khi môi trường nước đủ oxy hòa tan để hô hấp, cá lại lặn xuống.
Những người nuôi cá giàu kinh nghiệm hàng sáng sớm đi thăm ao, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là khi nghe tiếng vỗ tay chúng lặn đi được là tốt. Nhưng khi mặt trời lên, cá vẫn nổi đầu thì phải kịp thời bơm nước vận hành máy quạt nước để bổ sung oxy hào tan.

1.5. Hàm lượng Cac-bo-nic (CO2)
Khí cac-no-nic là một loại khí độc với cá. Nếu hàm lượng CO2 trong nước cao sẽ làm cho cá bị ngạt. trong môi trường ao, khí này được tạo ra từ hai nguồn cơ bản: nguồn thứ nhất là do quá trình hô hấp của cá và các sinh vật trong nước ; nguồn thứ 2 là do quá trình phân hủy háo khí các chất hữu cơ trong môi trường nước và bùn.
Quy luật biến đổi hàm lượng CO2 trong ngày rất rõ nhận biết:
Ban ngày, cá và các động vật thủy sản hô hấp thải ra môi trường khí CO2. Trong khí đó, tảo nước và các cây cỏ thủy sinh quang hợp, chúng hấp thụ khí CO2 và thải ra môi trường khí oxy. Vì vậy, hàm lượng khí oxy tăng lên đồng thời hàm lượng khí CO2 giảm đi, khiến cá không bị ngạt. Ban đêm, cá , các động vật thủy sinh khác và tảo nước, rong rêu đêu hô hấp, chúng cùng hấp thụ oxy và thải ra môi trường khí CO2. Do đó, hàm lượng khí CO2 trong nước tăng lên nhanh chóng. Nếu lượng tảo trong nước phát triển mạnh thì hàm lượng CO2 tăng rất cao vào ban đêm, cá rất dễ bị ngạt và có thể chết.
Để tránh cho cá bị ngạt do CO2, cần phải duy trì lượng tảo trong ao vừa phải, tránh nở hoa, nuôi cá với mật độ vừa phải phù hợp với điều kiện đầu tư, không để thừa thức ăn và các chất hữu cơ khác trong ao.
1.6. Các loại khí độc độc khác trong ao
Có thể có nhiều loại khí độc trong ao nuôi cá, như khí A-mô-ni-ac (NH3) khí Sun-phua-hy-dro (H2S) khí Me-tan (CH4)… Các khí này đều độc với cá chúng được sinh ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ tồn tại trong nước và bùn ao.
Để tránh những loại khí độc này gây hại, người nuôi cá phả hạn chế được sự thừa dinh dưỡng và không để quá trình phân hủy kỵ khí sảy ra trong ao, như: không cho thừa thức ăn xuống ao ,cho cá ăn tại thời điểm cố định và tránh để thức ăn lẫn xuống bùn không để lượng bùn trong ao quá dày, không bòn nhiều phân hữu cơ, phân hữu cơ phải được ủ kĩ trước khí bón xuống ao.

-
Các yếu tố sinh học ảnh hướng đến việc nuôi cá
Sống chung trong môi trường ao với cá, hiện diện nhiều loại sinh vật khác thuộc các đai diện vi sinh vật, sinh vật nỏi sinh vật đáy.. Những sinh vật này là một phần quan trọng của ao nuôi cá. Chúng có thể có quan hệ có lợi hay có hại đối với cá nuôi.
Những sinh vật sống tự nhiên trong môi trường ao có thể làm thức ăn cho cá, gọi là những sinh vật thức ăn tự nhiên của cá. Một số nhóm sinh vật khác không phải là thức ăn nhưng lại cạnh tranh với cá nuôi về thức ăn, dưỡng khí, môi trường sống… Một số loại sinh vật ký sinh gây bệnh dịch cho cá hoặc sống tự do trong nước là địch hại của cá nuôi. Quá trình chết của các loại sinh vật tạo ra lượng mùn bã hữu cơ trong ao. Mùn bã hữu cơ cũng vừa là thức ăn cho cá vừa là yếu tố gây ôi nhiễm môi trường trong ao.
Hiểu biết về những yếu tố sinh học trong ao có ảnh hưởng đến cá nuôi giúp người nuôi các chủ động phát triển các loại sinh vật thức ăn tự nhiên của cá để giảm đầu tư đồng thời kìm hãm và loại trừ sinh vật có ảnh hưởng xấu đến cá nuôi, quản lý tốt môi trường trong ao.

2.1. Vi sinh vật
Vi sinh vật là những cơ thể sinh vật vô cùng bé nhỏ, bằng mắt thường không thể nhìn thấy, chúng thuộc nhiều loài khác nhau. Đối với nghề nuôi cá, nhóm quan trọng nhất ảnh hưởng tới cá nuôi là vi khuẩn .
Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ, cơ thể của chúng thường là một tế bào , không nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng bao gồm rất nhiều loài và số lượng cá thể vô cùng lớn. Trong môi trường ao nuôi cá, chúng có 2 mặt ảnh hưởng: tích cực và tiêu cực.
Những ảnh hưởng tích cực của vi khuẩn: Vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ để lấy thức ăn đồng thời giải phóng các chất dinh dưỡng vô cơ cung cấp cho tảo nước và thực vật thủy sinh, vi khuẩn còn là thức ăn cho động vật nổi, đóng góp gia tăng mạng thức ăn của sinh vật trong ao.
Những ảnh hưởng tiêu cực của vi khuẩn: Một số vi khuẩn hoạt động trong môi trường kỵ khí, khi phân hủy các chất hữu cơ sẽ sinh ra khí độc, một số loại vi khuẩn ký sinh gây bệnh cho cá và cá loài động vật thủy sản. Những loại vi khuẩn này cần phải tiêu diệt hoặc hạn chế chúng phát triển trong môi trường ao nuôi cá.
2.2. Thực vật nổi
Như đã trình bày ở trên, thực vật nổi, còn gọi là tảo phù du hay tảo nước, là yếu tố quan trọng do chúng tiêu thụ lượng đáng kể CO2 độc hại và là nguồn tạo oxy chính cho môi trường ao nuôi cá. Tảo còn đóng vai trò quan trọng khác, chúng là yếu tố chính tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho ao từ các chất vô cơ.
Tảo hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, các chất dinh dưỡng vô cơ đó được tảo biến đổi, tổng hợp thành các chất sống cho bản thân tảo đồng thời làm thức ăn cho cá và các động vật khác (cá và các động vật khác không thể tự tồng hợp được chất sống cho mình từ các chất dinh dưỡng vô cơ). Trong ao nuôi cá ,các sinh vật có quan hệ thức ăn với nhau tạo thành chuỗi và màng thức ăn, mà ở đó, tảo chính là mắt xích đầu tiên không thể thiếu được.
Tảo là thức ăn cho tất cả các loài cá nuôi ở giai đoạn ương cá bột thành cá hương. Vì vậy, đối với các ao ương cá bột thành cá hương, việc quan trọng nhất phải làm là gây nuôi được sinh khối tảo phong phú làm thức ăn cho cá. Tảo còn là thức ăn chính của cá mè trắng. Một số cá khác cũng ăn tảo như rô phi, cá chim trắng, cá mè hoa…
Tảo là thức ăn của động vật phù du. Dinh dưỡng từ tảo thông qua động vật phù du, đã đi vào mạng lưới thức ăn trong ao để rồi cuối cùng tích tụ lại tạo thành năng suất và sản lượng cá thương phẩm.
Nếu trong ao có ít tảo, người ta gọi đó là ao “nghèo dinh dưỡng”. Nếu tròn ao có nhiều tảo, người ta gọi ao đó là ao “giàu dinh dưỡng”. Nếu ao có quá nhiều tảo thì môi trường ao bị ô nhiễm, người ta gọi ao đó là ao “ phì dưỡng ” hay “ phú dưỡng”.
Làm thế nào để biết được lượng tảo trong ao vừa đủ và có tác dụng tốt đối với cá nuôi người nuôi cá nhiều năm đã có kinh nghiệm quan sát màu nước ao. Tảo tồn lại tròn ao tạo ra màu xanh của nước. Nếu nước ao trong, không có màu hoặc xanh nhạt thì lượng tảo trong ao rất ít. Nếu nước ao có màu xanh đậm thì lượng tảo trong ao đã phát triển quá mức cần thiết. Lượng tảo trong ao vừa phải sẽ tạo ra nước ao có màu xanh giống màu xanh của lá chuối non. Đối với ao ương cá con và nuôi cá quảng canh, tảo là nguồn dinh dưỡng quan trọng, do vậy cần bón phân quản lý và duy trì được nước ao có màu xanh lá chuối non.
Đời sống của tảo không lâu, thường thì chúng tồn tại 5- 7 ngày rồi chết. Khi tảo chết, ao nuôi cá sẽ bị xuống màu hoặc tảo tàn. Nếu ao không được bón phân bổ sung tảo thì tảo sẽ không phát triển nữa, cá sẽ bị thiếu thức ăn. đây cũng là nguyên tắc của việc bón phân định kì cho ao nuôi.

2.3. Động vật nổi
Động vật nổi hay còn gọi là động vật phù du, bọ nước là tên gọi chung chỉ cá loài động vật có kích thước rất nhỏ, sống lơ lửng trong các tầng nước.
Động vật nổi phát triển nhờ ăn vi khuẩn, tảo nước và những mảnh vụn hữu cơ. Do vậy, những ao bón nhiều phân hữu cơ và những ao có lượng tảo lớn thì động vật phù du phát triển mạnh. Khi sinh khối của động vật phù du lớn, bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy chúng nổi thành đám trên mặt nước. Hiện tượng này quan sát rõ vào tháng tư ở những ao có nguồn nước thải chảy vào, chúng nổi thành đám màu hồng nhạt.
Động vật phù du gồm nhiều loài khác nhau, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm trong động vật phù du chiếm 50%. Động vật phù du là thức ăn tự nhiên của các loài cá con. Một số loài cá trưởng thành ăn động vật phù du như mè hoa, cá rô phi… Một số sinh vật là thức ăn tự nhiên của cá cũng ăn động vật phù du.
Một số loại động vật phù du có thể gây hại cho cá ở giai đoạn trứng và cá bột. Vì vậy, trong các bể ấp trứng cá và ao ương cá bột, nước cần phải được lọc để ngăn chặn các loại phù du xâm nhập.
Để phát triển động vật phù du trong ao, người nuôi cá cần phải bón phân hữu cơ và duy trì lượng tảo trong ao vừa phải.
2.4 Động vật đáy
Động vật đáy là những loài động vật sống trên bề mặt đáy ao hoặc sống trong lớp bùn. Động vật đáy bao gồm một số loại như: ốc, nhuyễn thể 2 mảnh /(trai, hến), giun ít tơ, trùng chỉ ấu, côn trùng…
Thức ăn của động vật đáy là các loại cặn bã hữu cơ, tảo bám, tảo phù du, động vật phù du. Động vật đáy là thức ăn tự nhiên của một số loài như cá chép, cá trắm đen, rô phi, tôm càng xanh…
2.5. Thực vật thủy sinh
Thực vật thủy sinh gồm những loại cây cỏ có rễ bám vào bờ ao hoặc bùn ao, như các loại cỏ nước, sen sung… những loại sống trên cây nổi trên bề mặt ao nhưng có rễ trong tầm nước như bèo, rau muống, dừa nước… hoặc những loại thực vật sống lửng lơ trong các tầng nước như các loại rong.
Thực vật thủy sinh có một số loại là thức ăn của loài cá như cá trắm cỏ, rô phi , cá trôi, cá chim, cá chép… Một số loại thực vật cạnh tranh môi trường sống với cá như sen, súng bèo, rong … Một số loại rong có thể gây hại cho cá nếu vướng vào cá.
Tảo nước cũng là một loại thực vật thủy sinh. Trong những ao có các loại rong bèo và các loại thủy sinh khác phát triển thì tảo nước thường rất ít do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng.
2.6. Mùn bã hữu cơ
Mùn bã hữu cơ là xác động vật do quá trình rửa trôi hoặc tồn tại tự nhên trong ao. Mùn bã hữu cơ tồn tại trong các tầng nước, trên mặt bùn hoặc chính chúng tạo enne lớp bùn cho ao. Một phần mùn bã hữu cơ là thức ăn tự nhiên của các loại cá trôi, cá chép, cá rô phi, tôm càng xanh… Phần còn lại, được vi sinh vật phân hủy tạo thành các chất dinh dưỡng vô cơ cung cấp cho tảo nước. Nếu lượng mùn bã hữu cơ trong ao quá nhiều, ao nuôi cá sẽ bị ô nhiềm do quá trình phân hủy của vi sinh vật tiêu tốn nhiều oxy trong nước và sinh ra nhiều loại khí độc. Phân hữu cơ bón xuống ao cũng được coi là một loại mùn bã hữu cơ. Người nuôi cá cần phải kiểm soát được lượng mùn bã hữu cơ vừa phải trong ao, bằng cách bón phân có kế hoạch và cải tạo lớp bùn đáy hàng năm.
-
Mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi cá
Ao nuôi cá là một hệ sinh thái mà trong đó, quan hệ giữa các thành phần của nó vừa tuân theo các quy luật tự nhiên, vừa có chiều hướng chủ quan của con người và phục vụ lợi ích của con người. Các mối qua hệ đó có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau:

Theo chiều mũi tên là chiều di chuyển của chất dinh dưỡng và hướng tác dụng của các thành phần trong môi trường nuôi cá.
- Quá trình bón phân vô cơ cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho tảo nước và các loại thực vật thủy sinh.
- Tảo và thực vật thủy sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ trong môi trường ao, dưới tác động của ánh sáng mặt trời, tảo và các loại thực vật thủy sinh quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng hưu cơ. Tảo và các loại thực vật thủy sinh khác là nguồn thức ăn của động vật phù du, một số loại động vật thủy sinh khác và cá. Một phần tảo và các loại thực vật thủy sinh khác chết đi, lắng đọng, tạo ra các chất mùn bã hữu cơ.
- Quá trình bón phân hữu cơ và rửa trôi tự nhiên cũng bổ sung các chất hữu cơ vào môi trường ao.
- Mùn bã hữu cơ là thức ăn của cá và động vật đáy.
Một phần các chất mùn bã hữu cơ được vi sinh vật phân hủy cung cấp chất dinh dưỡng cho tảo và các loại động vật thủy sinh khác phát triển.
- Trong quá trình phân giải các chất mùn bã hữu cơ, các vi sinh vật phát triển là thức ăn cho các loại động vật phù du.
- Động vật đáy, động vật phù du và một số loại động vật thủy sinh khác là thức ăn của cá.
Trên đây là một số yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá thịt. Nắm rõ quy tắc này góp phần đem đến thành công cho các hộ nuôi cá thịt ao nước tĩnh. Chúc bà con thành công!
Camnangnuoitrong.com