Cá Sam ăn gì và chăm sóc như thế nào để cá sam nước ngọt khỏe mạnh không bị chết

Cá Sam ăn gì và chăm sóc như thế nào để cá sam nước ngọt khỏe mạnh không bị chết – Camnangnuoitrong

Những chú cá Sam mình đầy hoa văn sống ở tầng đáy của bể nuôi được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên rất nhiều người vì không có kinh nghiệm nên những chú cá không được khỏe mạnh và an toàn. Chính vì thế sau đây chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật nuôi cá Sam giúp những người mới nuôi cũng có thể áp dụng.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Sam nước ngọt
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Sam nước ngọt

1. Cá Sam là cá gì?

Cá Sam chính là cái tên thường được người nuôi cá cảnh Việt đặt cho loài cá Đuối nước ngọt. Chúng có tên tiếng Anh là Freshwater stingray. Loài cá này có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon bởi đây là vùng có lượng phù sa màu mỡ và hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Hiện nay có rất nhiều loại cá Sam khác nhau. Mỗi loài cá Sam có hoa văn và màu sắc khác biệt. Chúng cũng là loài có kích thước lớn, khi trưởng thành một chú cá Sam có thể đạt đến 50 – 60 cm.

Tuy nhiên chúng có một đặc điểm mà những người nuôi cá cảnh nên chú ý đó chính là chiếc gai nhọn độc hình răng cưa phía sau đuôi. Đây chính là vũ khí giúp chúng tồn tại trong tự nhiên. Chính vì thế khi nuôi loài cá này bạn cũng nên cần thận khi vệ sinh hồ cá hay bắt cá.

  Cách nuôi cá Neon – Cá Neon vua, Cá Neon xanh có dễ nuôi không?

2, Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Sam

Những chú cá Sam độc đáo cũng cần có kỹ thuật chăm sóc riêng thì mới có thể phát triển khỏe mạnh và an toàn được. Sau đây là một số điểm cần chú ý:

2.1. Chọn giống cá Sam

Đầu tiên người nuôi cần chú ý một số điều sau để có thể chọn được những chú Sam khỏe:

+ Những chú cá Sam khi sinh ra đã có thể đạt kích cỡ là 12 cm. Chính vì thế tốt nhất nên chọn những chú cá càng to càng tốt, mình dày sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

+ Chọn những chú cá Sam háu ăn sẽ thuận lợi cho quá trình nuôi. Để kiểm tra yếu tố này bạn có thể thả mồi và xem cá có chụp mồi và ăn tốt không?

+ Không nên chọn những chú cá Sam có dấu hiệu nấm bệnh, yếu, tuột nhớt. Cũng không nên chọn những chú cá có vết trầy xước trên người, viền sứt mẻ.

+ Tốt nhất khi đến cửa hàng cá cảnh trong một bầy Sam nên chọn những con có màu sắc tươi sáng và di chuyển nhanh nhẹn, tự tin.

2.2. Chọn bể nuôi cá Sam

Bể cá Sam cần không gian lớn hơn các cá cảnh khác
Bể cá Sam cần không gian lớn hơn các cá cảnh khác

Bể nuôi cá Sam sẽ được chọn theo kích cỡ của cá. Nếu cá Sam có kích thước khoảng 17cm thì sẽ thích hợp với bể có thể tích là 500 lít. Còn bể có thể tích là 1000 lít thì thích hợp với những chú cá có kích thước từ 20cm trở lên. Tuy nhiên tốt nhất bể càng lớn càng tốt vì giống cá này phát triển rất nhanh.

Môi trường nước cần đảm bảo nhiệt độ từ 26 đến 33 độ C để đảm bảo cá không bị bệnh. Nồng độ muối trong nước cũng không được vượt quá 3/1000. Đồng thời đây cũng là loài khá nhạy cảm với độ pH cao hoặc thấp. Chính vì thế tốt nhất nên duy trì độ pH từ 6 – 8 trong bể.

Nên dùng cát nhân tạo để làm nền cho bể cá tránh gây tổn thương cho cá.

  Tuổi Dần nuôi con gì để hút tài lộc may mắn cho gia chủ?

2.3 Thức ăn cho cá Sam

Thức ăn cũng là điều mà người nuôi cần chú ý khi chăm sóc cá Sam. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh. Một số thức ăn mà loài cá này yêu thích là tôm tươi, trùn chỉ, sâu, cá nhỏ,…Loại thức ăn được Sam yêu thích nhất và cũng giúp chúng phát triển tốt nhất là trạch. Nên thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên để giúp cá phát triển toàn diện hơn.

Những thức ăn dành cho loài cá này cần phải cắt khúc, bỏ xương hay râu nhọn để tránh làm hại đến cá. Những loại thức ăn này cần đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ để tránh một số bệnh cho cá.

2.4. Cách nuôi cá Sam

Để đảm bảo an toàn cho cá Sam người nuôi cũng nên chú ý một số điều sau:

+ Không nên nuôi cá Sa với cá Ong, cá Rồng Cửu Sừng, Cá Phi Phụng, cá Chuột Mỹ để tránh làm hại đến cá. Nếu trong bể có cá dọn bể, cá Hồng Két thì khi cá Sam bị thương cần được vớt ra ngoài để tránh bị chúng tấn công.

+ Bạn nên thay nước ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần thay ít nhất 25% nước hồ. Khi thay nước cho cá Sam tránh dùng nước máy trực tiếp bởi đây là loài rất kỵ với Clo. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu một số loại thuốc và hóa chất chống chỉ định với Sam để tránh sử dụng.

3. Các bệnh thường gặp và cách chữa trị

Cách phòng và chữa bệnh ở cá Sam
Cách phòng và chữa bệnh ở cá Sam

Cá Sam thường ít bị bệnh tuy nhiên cũng có một số trường hợp cá bị bệnh do người nuôi không chăm sóc đúng cách. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở loài cá Sam này:

3.1. Cá Sam bị sốc nước

Đây là tình trạng khiến cá yếu đi rất nhanh, tuột nhớt. Nặng hơn thì cá sẽ bị đục hoặc đỏ mắt và đuôi cong lên. Nguyên nhân của tình trạng này là do thay nước quá nhiều hoặc khi mua thả cá không đúng quy cách. Cách xử lý là cho cá vào khay nhựa có lỗ thoáng kích thước từ dài x cao x rộng lần lượt là 45cm x 40cm x 30 cm. Nâng cao cá lên mặt nước để giảm áp lực. Sau đó kiểm tra môi trường nước và cho thêm muối hạt vào môi trường nước.

  Cá Vàng Sao Chổi là cá gì? Cách nuôi và chăm sóc cá Sao Chổi

3.2. Cá Sam ngộ độc amoniac

Loài cá này cũng rất dễ bị tổn thương do ngộ độc amoniac và nitrat. Khi bị ngộ độc chúng rất dễ bị tổn thương nội tạng. Chính vì thế cần theo dõi những thông số này và giữ chúng ở mức 0 . Để làm được điều này cần thay nước và bộ lọc sinh học. Khi cá bị ngộ độc cần sử dụng dung dịch khử độc tố và muối hạt để điều trị bệnh

3.3. Bệnh đường ruột ở cá Sam

Bệnh này do người nuôi cho cá ăn thức ăn hỏng, không đảm bảo chất lượng. Hoặc cho cá ăn trạch hay tôm để nguyên nội tạng. Dấu hiệu của bệnh là đuôi và mép quanh người Sam cong lên. Nếu lật cá lên sẽ thấy sưng và tụ huyết ở miệng hoặc hậu môn. Lúc này cần xin ý kiến các chuyên gia để điều trị bệnh đúng cách.

VIDEO -“ Cách Nuôi Cá Sam Black Diamond | Kênh Cá Cảnh Chú Đầu Bạc”

Cá Sam là loài cá rất được yêu thích. Tuy nhiên yêu cầu người nuôi cần phải tuân thủ kỹ thuật nuôi cá Sam thì mới có thể giúp chúng khỏe mạnh và phát triển tốt được.

Camnangnuoitrong.com

Từ khóa liên quan: cá sam ăn gì, cá sam, nuôi sam, sam nước ngọt, tuổi thọ của cá sam, cá sam nước ngọt, cá sam cảnh, ca sam, cá sam nhịn ăn được bao lâu, cá sam bỏ ăn, cá đuối sam, các loại cá sam, cá đuối nước ngọt, cá sam bị bệnh, con sam nước ngọt, nuôi cá đuối, cá đuối cảnh, ca duoi nuoc ngot, ca canh nuoc ngot, cách nuôi sam biển, sam ca, con cá sam, cá đuối kiểng, cho sam, nuôi mẻ bị chết có sao không

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *