Những chú cá Hồng Đào được rất nhiều người chơi cá cảnh lựa chọn bởi màu sắc tuyệt đẹp, tính tình ôn hòa. Kỹ thuật nuôi cá Hồng Đào cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên đối với những người mới tập nuôi cá cảnh thì đây là một thông tin cần tìm hiểu. Để làm rõ thông tin này hơn những người chơi cá cần đọc bài viết sau đây.

-
Cá Hồng Đào là cá gì?
Cá Hồng Đào hay còn gọi là cá Râu Anh Đào, Cá Huyết Hồng Đào. Chúng còn có tên khoa học là Puntius titteya Deraniyagala. Và tên tiếng Anh của cá là Chery barb.
Cá phân bố phổ biến ở Sri Lanka, Colombia, Mexico. Hiện nay cũng có những loại cá được lai tạo tuy nhiên màu sắc sẽ không rực rỡ bằng những chú cát tự nhiên.
Loài cá cảnh này có kích thước nhỏ chỉ khoảng 5cm. Mỗi lần sinh sản chúng có thể đẻ được khoảng 200 trứng. Sau 2 ngày cá sẽ nở và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên người nuôi nên lưu ý canh thời gian chúng đẻ trứng mà tách ra vì chúng có tật ăn trứng.
-
Kỹ thuật nuôi sóc cá Hồng Đào
Những chú cá Hồng Đào với màu sắc đẹp mắt chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bể cá cảnh nhiều màu sắc của bạn. Và khi nuôi chúng bạn cần chú ý những điều sau để cá khỏe mạnh, lớn nhanh và lên màu đẹp:
2.1. Chọn giống cá Hồng Đào
Chọn giống chính là yếu tố mà người nuôi cá Hồng Đào cần chú ý đầu tiên. Một chú cá giống tốt cần đảm bảo những yếu tố sau:
+ Trong một đàn cá nên chọn những con có kích thước lớn. Bởi chúng sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn những con cá Hồng Đào khác.
+ Bạn cũng nên chú ý quan sát để chọn những chú cá Hồng Đào bơi nhanh, linh hoạt.
+ Chọn những chú cá Hồng Đào có màu đỏ tươi sáng, rõ ràng. Trên thân cá không bị trầy xước, dáng bơi thẳng.
2.2. Chọn bể nuôi cá Hồng Đào

Cá Hồng Đào thường có tập tính sống thành từng đàn và có thể sống cùng những loài cá khác. Chính vì thế tùy thuộc vào số lượng cá thể cá nuôi trong bể mà chọn kích thước bể cho thích hợp. Tuy nhiên tốt nhất nên chọn bể khoảng 90L, chiều dài bể: 60 – 80cm để tạo môi trường sống thoải mái cho cá.
Khi thiết kế bể cá cảnh để nuôi cá Hồng Đào thì người nuôi cần chú ý đến hệ thống lọc nước và sục khí.
Môi trường nước lý tưởng cho loài cá này là nhiệt độ 20 – 27 độ C, pH 6- 8, độ cứng nước từ 5 – 19
Đồng thời loài cá này cũng thích được sống trong môi trường nhiều rong rêu. Bởi chúng vốn có bản tính nhút nhát thích ẩn náu dưới tán cây. Chính vì thế người nuôi cũng nên lưu ý yếu tố này khi thiết kế bể cá. Người nuôi cũng có thể có bổ sung đá, hang động, gỗ lũa, hoặc lá khô để đẩy mạnh quá trình kiến tạo vi sinh vật bể cá.
2.3. Thức ăn cho cá
Trong tự nhiên cá Hồng Đào thường thích ăn những sinh vật phù du, côn trùng nhỏ, động vật giáp xác. Trong điều kiện nuôi nhốt thì bạn có thể sử dụng những loại thức ăn này. Tuy nhiên nguồn thức ăn cần được đảm bảo và được làm sạch. Ngoài ra để cá phát triển một cách tốt nhất thì người nuôi có thể bổ nhóm thực phẩm sống và đông lạnh như giun máu, Daphnia và Artemia, các nhóm thực phẩm khô để cá lên màu tốt nhất.
2.4. Lưu ý khi nuôi cá Hồng Đào
Cá Hồng Đào vốn có bản tính hiền hòa, dễ sống chung với những loại cá khác. Tuy nhiên người nuôi cũng nên lưu ý một số điều sau:
+ Có thể thả cá Hồng Đào cùng với những loài cá khác. Tuy nhiên nên chọn lựa thật kỹ loài cá có thể nuôi cùng. Tốt nhất là nên chọn những loài có yếu tố tương thích về môi trường, nhiệt độ. Những loại cá thích hợp để nuôi cùng là cá tetra, cá cầu vồng, cá bống vàng cùng các nhóm cá ăn tảo khác.
+ Loài cá này cũng thích sống theo cộng đồng chính vì thế mỗi lần nên thả tù 5 đến 10 chú cá.
+ Nên vệ sinh bể cá một cách thường xuyên, vớt thức ăn thừa mỗi khi cá ăn xong. Những việc làm này sẽ giúp cá có môi trường sống tốt và phát triển không bệnh tật.
-
Các bệnh thường gặp và cách chữa trị
Môi trường sinh sống của cá Hồng Đào dù được vệ sinh sạch sẽ thì cũng ẩn chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh. Sau đây là một số bệnh phổ biến mà người chơi nên tìm hiểu để phát hiện và điều trị cho cá kịp thời.

3.1. Bệnh đốm trắng
Bệnh này thường gặp ở tất cả các loài cá cảnh chứ không riêng cá Hồng Đào. Bệnh có thể khiến khắp thân hình đặc biệt là đuôi và vây nổi đố trắng. Những vi khuẩn gây bệnh có thể nhanh chóng đến các cá thể khác trong bể cá. Chính vì thế khi phát hiện một chú cá bị bệnh thì nên các ly. Người nuôi cần tăng nhiệt độ nước. Sau đó pha muối hoặc thuốc tím để điều trị bệnh cho cá.
3.2. Bệnh phù
Khi bị bệnh cơ thể của cá sẽ bị phù lên, các vảy xù ra. Bệnh này gây nên bởi sự tích tụ chất lỏng trong khoang bụng. Điều mà người nuôi cần làm đầu tiên đó là cách ly cá khỏi đàn. Sau đó tiến hành rút nước thừa trong cơ thể cá bằng ống tiêm dưới da.
3.3. Bệnh thối vây
Bệnh này thường có nguyên nhân từ việc vệ sinh môi trường sống của cá không tốt dẫn đến số lượng vi khuẩn tăng lên. Chỉ cần cá có một vết thương nhỏ trên da là những vi khuẩn này sẽ tấn công gây thối vây và đuôi. Khi cá mắc bệnh nên dùng Acriflavin và Phenoxethol để điều trị.
Cá Hồng Đào là một loại rất dễ nuôi nên kỹ thuật nuôi cá Hồng Đào cũng không quá phức tạp. Chỉ cần người nuôi nắm vững những thông tin trên là có được một bể cá sinh động, đầy màu sắc.
Camnangnuoitrong.com