Lan Trúc Ngọc là loại hoa phong lan rừng có số lượng ít và khó chăm sóc. Tuy nhiên loài hoa này lại mang đến cho người ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa lan. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu thông tin về loài lan này cũng như kĩ thuật chăm sóc Lan Trúc Ngọc đúng cách thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

-
Hoa Lan Trúc Ngọc là lan gì?
Lan Trúc Ngọc hay còn gọi với tên đầy đủ là Hoàng Thảo Trúc Ngọc thuộc dòng lan Hoàng Thảo. Đây là loài hoa có tên khoa học là Dendrobium moniliforme.
Thời gian gần đây, người ta còn nghiên cứu và tiến hành cho lai giống cây trúc ngọc này với nhiều loại cây khác để tạo ra một số những loài lan đẹp và độc đáo, mới lạ như Hawaian Dandy (Den. moniliforme x Super Star), Den. Ise Park (Den. moniliforme x Den stricklandianum)
– Lan Trúc Ngọc phân bố ở cá khu rừng lá rộng ở Hàn Quốc, Trung Quốc với độ cao 800 – 1300m. Tại Việt Nam chúng xuất hiện ở Sa Pa, Lào Cai, Nghệ An.
– Loại hoa này có thân cao tầm 30-35cm. Thân cây bé bằng tầm ngón tay út, có thân phát triển hơn thì to hơn xíu. Các đốt thân cây dài tầm 6- 10cm.
– Lá cây nhỏ, dài tầm 3 – 7cm, rộng gần 1cm có màu xanh bóng.
– Hoa lan mọc thành từng chùm một ở các đốt thân cây, với tầm 2 – 4 bông một chùm. Khi nở hoa có nhiều màu sắc như trắng, hồng, tím, xanh. CÓ một số loài có màu trắng tinh khiết, với một chấm điểm đen nhỏ ở cựa. Mùi hương khi hoa nở rất thơm. Lan Trúc Ngọc thường ra hoa vào tháng 5, tháng 6. Hoa lâu tàn, nên người chơi lan có thể chơi được rất lâu.
– Lan Trúc Ngọc là loại lan khó thuần, nên môi trường sống và điều kiện sinh trưởng của nó cũng khá khắt khe. Nhiệt độ ban ngày là 21 – 31 độ C, nhiệt độ tầm 10 độ C.

-
Cách trồng lan trúc ngọc
Lan Trúc Ngọc thương được trồng bởi những người có kinh nghiệm chơi lan lâu năm, vì loài hoa này rất có phát triển nếu như không biết cách chăm sóc đúng kĩ thuật. Tuy nhiên, những ai muốn chơi loài lan này, vẫn có thể tham khảo một số cách trồng và cách chăm sóc dưới đây để có một chậu lan đẹp.
2.1. Chọn giống
Lan trúc ngọc khi trồng thường là lấy nguyên cây, vì vậy bạn cần chú ý khi chọn cây giống.
– Chọn những cây giống mập mạp, chắc khỏe, không bị úa, khô héo và sâu bệnh.
– Lá cây còn xanh, không dập nát, thối lá
– Rễ cây không bị ngập nước, côn trùng cắn, Rễ cây to, khỏe thì cây mới phát triển tốt.
2.2. Giá thể trồng lan
Để trồng lan trúc ngọc có thể chọn giá thể là trồng bằng chậu, bằng gỗ lũa, vỏ dừa, dớn.
Khi bạn trồng bằng chậu, thì phải đảm bảo chậu thật khô thoáng, có chỗ thoát nước, không bị úng nước. Hoặc nếu dùng giá thể là sơ dừa thì hạn chế tối đa số lần tưới nước.
Chúng tôi xin bật mí với bạn một loài lan vô cùng độc đáo nữa là lan Trúc Đen. Loài lan này mang ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu cao cả, mang đến vẻ đẹp quý phái hướng đến niềm tin tươi sáng. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
2.3. Các bước trồng lan trúc ngọc
Để trồng lan trúc ngọc được phát triển và ra hoa đẹp, người trồng lan cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc trồng cơ bản. Sau đây là một số bước trồng cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị cây giống và giá thể trồng lan. Tiến hành xử lý giá thể bằng cách ngâm vào nước vôi trong khoảng 1 ngày. Sau đó bỏ ra sửa sạch bằng nước và để ráo là có thể sử dụng được.
Bước 2: Cắt tỉa và loại bỏ phần rễ bị thối, lá dập úa ở cây giống.
Bước 3: Ghép lan Trúc Ngọc vào giá thể trồng lan. Có thể trồng với rêu Sphagnum moss hoặc trồng với vỏ thông, perlite,sphagnum với tỉ lệ 3: 1: 1. Lưu ý khi trồng bằng shagnum moss thì bạn phải tưới nước thường xuyên hơn.
Bước 4: Sau khi ghép lan Trúc Ngọc xong cần chăm sóc lan đúng cách và theo đúng thời kì để lan phát triển tốt nhất.

2.4. Phòng trị sâu bệnh
Có nhiều lí do dẫn đến cây lan bị nấm, sâu bệnh chẳng hạn như môi trường sống không thích hợp tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, khu vực trồng và chăm sóc lan không được sạch sẽ thoáng mát, không phun phòng, diệt nấm mốc… Vậy để hạn chế tối đa sâu bệnh ở loài hoa này, các bạn có thể tham khảo một số cách sau
Thường xuyên thăm quan, quan sát khu vực đặt lan. Vệ sinh sạch sẽ xung quanh giá thể hoặc xung quanh vườn lan. Lan phải cần được thay chậu vào màu xuân khi được 2 – 3 năm.
Phát hiện kịp thời và ngăn chặn những cây bị bệnh. Vứt bỏ những cây có dấu hiệu còi cọc, vàng lá, thối rễ ra khỏi những cây khỏe mạnh để tránh bị lây lan.
Phun phòng thuốc diệt sâu bệnh, nấm mốc cho lan theo chu kì một lần 1 tháng
Trồng lan trong điều kiện khô thoáng, nơi có nhiệt độ ánh sáng khoảng 21 – 32 độ C, độ ẩm tối thiểu tầm 40%.
Một loài lan cùng họ với Hoàng Thảo với Trúc Ngọc là lan Trúc Mành cũng đang rất được ưa chuộng hiện nay. Chúng có vẻ đẹp và hương thơm vô cùng quyến rũ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài lan này nhé!
-
Cách chăm lan Trúc Ngọc nở đúng dịp tết
Vào dịp tết nhu cầu chơi hoa của mọi người ngày càng nhiều, đặc biệt là hoa lan. Chăm sóc lan phát triển đã là một quá trình khó, nhưng để cho loài lan trúc ngọc này nở đúng dịp tết thì nó cũng đòi hỏi cũng phải có kĩ năng chăm sóc tốt.

Lan trúc ngọc do thường ra hoa vào tháng 5, tháng 6 vì vậy bạn sẽ tận dụng đặc điểm này để điều chỉnh điều kiện, môi trường sống và cách chăm sóc hợp lí để cây có thể nở hoa vào dịp tết đến xuân về.
Mùa hè, khi cây sinh trưởng và phát triển mạnh thì bạn cần bổ sung đầy đủ nước và phân bón cho cây. Nước phải được tưới hàng ngày và bón phân 20 – 20 – 20. Khi bón phân cần pha loãng phân với tỉ lệ ½ thìa cà phê phân trong 4 lít nước. Sau đó dùng phun sương phun nhẹ nhàng lên thân cây theo định kì tuần 2 lần.
Khoảng giữa tháng 10 thì hạn chế tối đa việc tưới nước cho lan và ngưng hẳn việc bón phân. Vì nếu như vậy cây sẽ phát triển mạng phần thân, lá mà ít cho ra hoa.
Để có một giò lan trúc ngọc thật đẹp, hoa nở rực rỡ thì đòi hỏi người trồng lan phải thật kiên trì trong suốt quá trình trồng và chăm sóc. Nếu bạn cũng yêu thích lan trúc ngọc, và đang khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin, cách chăm sóc lan đúng kĩ thuật thì hãy tham khảo ngay bài viết trên đây. Nó sẽ mang lại nhiều thông tin cần thiết cho bạn. Chúc các bạn sớm có một giò lan đẹp và ưng ý nhất cho mình và người thân.
Camnangnuoitrong.com