Như chúng ta để đã biết lá trầu không được xem là một biểu tượng văn hóa của người Việt. Ngoài việc dùng để ăn, trầu không còn được ví như vị thuốc điều dân gian điều trị một số bệnh lý ở người. Vậy lá trầu không có công dụng gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trầu không nhé.

-
Cây Trầu Không là cây gì?
Cây trầu không có tên khoa học là Piper betle. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Trầu không là loại cây thường xanh, dây leo và sống lâu năm.
Đặc điểm hình thái của cây Trầu Không
– Lá trầu không hình tim, nhọn ở chóp. Khi còn non lá trầu không sẽ có màu xanh nhạt, mặt lá nhẵn bóng. Lá già sẽ mang màu xanh ngắt và các đường gân nổi rõ ở mặt sau của lá.
– Phiến lá Trầu Không rộng từ 4.5 9cm và có chiều dài khoảng 10- 13cm. Trầu không có cuống bẹ và chiều dài của cuống khoảng 1.5 – 3.5mm.
– Cây trồng không có điểm đặc biệt là rễ cây có thể mọc ra từ bất kỳ đốt nào trên thân cây.
– Hoa trầu không thường có màu trắng và mọc thành bông dài ở phần nách của lá. Hoa mới nở sẽ có màu trắng ngà và sau đó sẽ chuyển dần sang màu nâu sẫm hoặc vàng nhạt. Quả trầu không hình tròn, mọng và có lông mềm.
Phân loại Trầu Không
Ở Việt Nam có hai loại trầu không phổ biến là trầu quế và trầu mỡ. Trầu mỡ có lá bản to, dễ trồng và phát triển nhanh hơn. Trầu quế lá nhỏ hơn và có vị cay nồng nên được nhiều người yêu thích hơn.
-
Phân bố của cây Trầu Không
Cây trầu không có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á. Hiện nay lá trầu không được trồng nhiều ở các nước Châu Á có khí hậu nhiệt đới như Malaysia, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Đông Phi, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ….Ban đầu, trầu không được dùng để nhai sống giúp diệt khuẩn, bảo vệ răng miệng.
Tại Việt Nam trầu không có mặt ở khắp các tỉnh thành. Cây được trồng chủ yếu lấy lá để ăn trầu và dùng để chữa bệnh.
-
Lá Trầu Không có thành phần gì?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lá trầu không có chứa nhiều nhất là tinh dầu. Trong 100 gram lá trầu có chứa:
– 85.4% độ ẩm
– 0.8% chất béo
– 31% Protein
– Chất xơ 2.3%
– Tinh dầu 2.4%
– 6.1% carbohydrate.
Ngoài ra, tinh dầu của lá trầu không còn chứa estragol, chavicol, eugenol, chavibetol…Các hợp chất này có hoạt tính kháng sinh mạnh có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn….
Thành phần hoạt hóa chính có trong trầu không là betel-phenol. Chất này có công dụng tạo ra hương vị như mùi khói, và chavicol. Đặc biệt hợp chất chavicol trong trầu không có công dụng khử trùng rất tốt.

Trong đông y, trầu không có tính ấm, vị cay, nồng được sử dụng để triều trị khá nhiều bệnh ở người.
-
Công dụng của lá trầu không
Bên cạnh việc dùng để ăn trầu thì trầu không lành tính nên được dùng để chữa trị một số bệnh lý ở người. Một số công dụng tuyệt vời của lá trầu không phải kể đến là:
Lá trầu không chữa đau khớp
Trầu không có chứa Chavicol – một hoạt chất Phenol có công dụng chiêm viêm hiệu quả. Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, giã nát vắt lấy nước bôi trực tiếp vào vùng khớp bị đau. Các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.
Điều trị triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
Trầu không có công dụng chống đầy hơi, bảo vệ dạ dày, trị khó tiêu….rất tốt. Bị khó tiêu bạn hãy dùng dùng trầu không nhai sống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt xoa lên bụng.
Điều trị hôi miệng
Nhai lá trầu không giúp làm tăng tiết nước bọt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng bằng cách khôi phục độ Ph. Từ đó giúp hơi thở không còn bị hôi và ngăn ngừa sâu răng.
Lá trầu không trị đau họng
Trầu không có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt giúp trị đau họng và cảm lạnh tốt. Bạn chỉ cần dùng lá trầu nghiền nát rồi trộn cùng với mật ong. Chia thành nhiều phần ngậm trong ngày để giảm bớt các cơn đau và bảo vệ họng không bị nhiễm trùng.
Trầu không giúp các vết thương nhanh khỏi
Lá trầu có chứa chất oxy hóa nên có khả năng làm lành các vết thương nhanh. Lấy trầu không giã nát, vắt lấy nước cốt rồi bôi lên vết thương. Tiếp đến dùng thêm lá trầu đắp lên trên bồi băng lại. Qua vài ngày thực hiện các vết thương sẽ nhanh chóng liền lại.
Hỗ trợ điều trị trĩ
Trầu không có đặc tính kháng sinh, kháng nấm, diệt khuẩn, cầm máu, chữa lành vết thương, se búi trĩ….rất phù hợp dùng để điều trị bệnh trĩ. Dùng 20 lá trầu rửa sạch, đổ ngập nước cho thêm một chút muối và đun khoảng 10 phút. Khi nước còn nóng bạn dùng để xông hậu môn. Nước nguội dần dùng để ngâm và lấy phần bã cọ rửa vùng hậu môn. Người bị bệnh trĩ ở cấp độ 1,1 dùng phương pháp này sẽ rất hiệu quả.
Trầu không hỗ trợ giảm cân
Trầu không có công dụng tăng bài tiết dịch tiêu hóa, loại bỏ độc tố cùng nước dư thừa trong cơ thể và tăng cường trao đổi chất. Từ đó giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Không chỉ vậy, lượng chất xơ dồi dào có trong trầu không còn giúp ngăn ngừa và giảm táo bón.
Chữa viêm kết mạc, đau mắt đỏ
Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch sắc cùng với nước dùng để xông cho mắt đỡ đau.
Điều trị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, bạn hãy lấy lá trầu giã nát rồi quấn vào khăn tay nhúng qua nước ấm sau đó đánh dọc lên hai bên cột sống. Bạn sẽ thấy cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

Trị bỏng do nước sôi
Lấy lá trầu hơ nhẹ qua lửa cho mềm. Sau đó phết thêm một lớp thầu dầu lên mặt lá rồi đặt lên vết thương. Vài giờ thì thay lá một lần. Qua vài ngày thực hiện các cơn đau sẽ giảm và vết thương sẽ nhanh lành hơn.
Trị viêm da cơ địa
Lấy vài lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi chà lên vùng da bị cơ địa. Hoặc bạn có thể dùng lá trầu nấu nước tắm để trị bệnh.
Chữa mụn nhọt
Chuẩn bị trầu không, lá thồm lồm và hoa râm bụt mỗi vị một lượng bằng nhau. Giã nát tất cả các nguyên liệu rồi đắp vào chỗ bị mụn nhọt.
Trị nước ăn chân
Dùng 8g trầu không cùng 50g lá ráy được thái nhỏ. Cho nguyên liệu vào đun sôi để nguội và ngâm chân.
Hỗ trợ chữa rối loạn cương dương ở nam giới
Nhai một lá trầu không sau mỗi bữa ăn là bài thuốc chữa rối loạn cương dương an toàn được nhiều người sử dụng.
Chữa các bệnh về phổi
Dùng trầu không tẩm với dầu mù tạt rồi hơ cho ấm và đặt lên ngực. Qua một vài lần thực hiện bạn sẽ thấy dấu hiệu của bệnh thuyên giảm rất nhiều.
Trầu không trị đau nhức lưng
Người bị đau nhức lưng hãy dùng lá trầu không giã nát vắt lấy nước. Sau đó trộn cùng với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng. Ngày thực hiện một lần, sau một thời gian bạn sẽ thấy các cơn đau lưng giảm đi nhiều đấy.
Điều trị nám da
Lấy 8 – 10 lá trầu rửa sạch cho thêm 300ml vào đun sôi dùng để xông mặt mỗi ngày. Sau một thời gian thực hiện các vết nám trên mặt sẽ có dấu hiệu giảm rõ rệt.
Lá trầu không trị bong gân và sai khớp
Dùng 20g lá nghệ, 12g lá xạ can, 12g trầu không cùng 12g lá cúc tần. Giã nát tất cả các nguyên liệu rồi cho thêm chút giấm vào trộn đều và đắp lên chỗ sưng đau. Sau đó bọc gạc lại khoảng 2 -3 ngày sẽ thay một lần.
Chữa hôi nách
Dùng nửa quả chanh chà lên vùng nách khoảng 5 phút rồi rửa sạch với nước và lau khô. Tiếp đến, bạn giã nát lá trầu vắt lấy nước rồi thoa lên nách và mát xa nhẹ nhàng. Làm liên tục mỗi ngày trong vòng khoảng 2 -3 tuần sẽ giúp nách luôn được khô thoáng và mùi hôi giảm rất nhiều.
-
Cách dùng lá trầu không như thế nào?
Phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng sẽ có các cách dùng lá trầu không trị bệnh khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng trầu không chữa bệnh cực đơn giản:
– Dùng trầu không giã nát, vắt lấy nước cốt để uống hoặc xoa lên vết thương
– Dùng trầu không sắc lấy nước uống hoặc xông hơi
– Sử dụng trầu không kết hợp với các vị thuốc khác sắc lấy nước uống hoặc giã nát lấy bã đắp lên các vết thương, vùng xương khớp bị đau….
– Nhai trực tiếp trầu không chữa các bệnh như đau răng, rối loạn cương dương ở nam giới……
Lá trầu không còn có rất nhiều những công dụng tuyệt vời khác nhau. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về trầu không hoặc có bất kỳ điều gì băn khoăn thì hãy nhanh liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Camnangnuoitrong.com