Cá Ngựa Vằn nuôi như thế nào để cá khỏe mạnh lớn nhanh | Camnangnuoitrong
VIDEO- ” Cá vằn ngựa sinh sản phần 1 | Zebrafish spawning”
Những chú cá Ngựa Vằn không thể thiếu nếu bạn muốn có một bể cá đầy đủ sắc màu. Những chú cá có sọc đặc biệt này được xem là một trong những loài cá cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên không biết kỹ thuật nuôi cá Ngựa vằn có phức tạp không? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây để giải đáp băn khoăn này.

1. Cá Ngựa vằn là cá gì?
Cá Ngựa vằn có tên khoa học là Danio Rerio. Tên tiếng anh của loài cá cảnh này là Zebrafish hay Zebra danio thuộc bộ và họ cá chép Cypriniformes. Chúng có nguồn gốc từ một số nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal, Myanma.
Sở dĩ chúng có tên như vậy là bởi trên thân có 5 vạch đều nhau dọc hai bên thân và kéo dài cho đến cuối vây. Những chú cá Ngựa Vằn đực còn có thêm một vạch vàng xen giữa 5 vạch này. Cá cái thì có phần bụng màu trắng lớn hơn và các vạch màu bạc xen giữa 5 vạch. Chúng có thân hơi dẹt, miệng hướng lên trên.
Loài cá cảnh này cũng có rất nhiều màu sắc điều này giúp chúng được nhiều người ưa chuộng. Cá có những màu sắc đặc phổ biến như cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng… Tuy nhiên khi nuôi cá bạn nên cẩn thận bởi vì trên lưng của chúng có một cái gai rất độc. Mỗi khi vệ sinh bể cá người nuôi nên cẩn thận tránh chạm phải loài cá này.
2. Cách nuôi cá Ngựa Vằn
Cá Ngựa vằn được biết đến như một loài cá cảnh thân thiện và dễ nuôi. Tuy nhiên người nuôi cũng cần nắm bắt thông tin về kỹ thuật nuôi cá Ngựa vằn để có thể nuôi chúng một cách thuận lợi hơn.
2.1. Chọn giống cá Ngựa Vằn
Cá Ngựa Vằn là một loài rất dễ sinh sản chính vì thế việc chọn giống cá cũng rất quan trọng quyết định việc sinh ra cá con như thế nào. Khi chọn cá để làm giống cần chú ý những điều sau:
– Cá Ngựa vằn hiện đang được phân thành rất nhiều màu. Người nuôi có thể chọn màu sắc yêu thích theo sở thích hoặc phong thủy.
– Cá Ngựa vằn trong tự nhiên có thể đạt đến 6cm tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong bể kính thì thông thường cá không vượt quá 4cm. Chính vì thế nên chọn những chú cá trưởng thành có kích thước vừa phải. Không nên chọn cá quá già sẽ không tốt cho việc sinh sản.
– Chú ý quan sát để chọn những chú cá không bị dị tật. Những dị tật phổ biến ở loài cá này là dị tật ở mang, dị tật ở đuôi và vây… Ngoài ra cũng nên tìm hiểu kiến thức về bệnh của cá để tránh chọn phải cá có biểu hiện bệnh.
– Khi chọn cá để chuẩn bị sinh sản thì nên mua nuôi chung từ 5 – 7 con để có được xác suất có cả cá trống và cá mái.
2.2. Chọn bể nuôi cá Ngựa Vằn

Tạo môi trường sống thoải mái sẽ giúp những chú cá Ngựa vằn phát triển tốt hơn. Vì thế công việc chọn bể nuôi cá cảnh cũng rất quan trọng. Sau đây là một số điều bạn nên chú ý trong việc thiết kế bể:
– Được sinh sống trong bể có kích thước rộng sẽ giúp cho cá Ngựa vằn phát triển một cách tốt nhất. Những bể cá có kích thước từ 60 – 80 cm, thể tích 90 lít trở lên chính là bể nuôi thích hợp cho loài cá này.
– Bể nên trồng nhiều cây thủy sinh tuy nhiên không nên trang trí thêm cây ở tầng mặt. Bởi loài cá này sinh sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa.
– Nước nuôi cá Ngựa Vằn cần đảm bảo có nhiệt độ nước (C): 20 – 28; độ cứng nước (dH): 5 – 19; độ pH: 6,0 – 8,0. Đây là môi trường thích hợp để cá có thể sinh sống khỏe mạnh và sinh sản tốt.
– Bể cá cảnh cần đặt ở nơi có ánh sáng vừa phải. Đồng thời bể còn cần phải trang bị máy lọc nước công suất trung bình, sục khí vừa phải và đặc biệt là phải có nắp đậy để tránh cả nhảy ra ngoài.
2.3. Cho cá Ngựa Vằn ăn gì?
Cá Ngựa vằn là một loài cá cảnh ăn tạp. Chính vì thế người nuôi cũng có thể cho cá ăn nhiều dạng thức ăn. Tuy nhiên người nuôi cần lưu ý thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu có nguồn gốc động vật. Chính vì thế giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, loăng quăng là loại thức ăn thích hợp nhất. Tuy nhiên người nuôi cũng có thể chọn những thức ăn dạng nổi cho cá có bán sẵn trên thị trường.
Cá Ngựa Vằn con khi mới sinh ra chỉ cần ăn những sinh vật nhỏ trong nước. Vì thế người nuôi nên thả một chút cây rong. Khi cá phát triển đến giai đoạn 3 -4 tháng là có thể cho ăn các loại trùng lớn.
2.4. Lưu ý khi nuôi cá Ngựa Vằn
Để nuôi những chú cá Ngựa vằn người nuôi cũng nên lưu ý những điều sau đây:
– Không nên nuôi chung cá Ngựa vằn với những loại cá như cá Bình Tích, cá Trân châu, cá Mún, cá bảy màu. Bởi vì khi những loài cá này sinh sản cá Ngựa vằn thường ăn trứng của chúng.
– Khi nuôi cá cũng cần vệ sinh sạch sẽ bể nuôi để có môi trường sống tốt nhất cho cá. Nước vệ sinh cá cũng cần đảm bảo không có hóa chất và ký sinh trùng gây bệnh.
– Khi cá cái có dấu hiệu sắp đẻ người nuôi cá cần chú ý quan sát và vớt đôi cá ra ngoài trước khi chúng đẻ con. Sau khi đẻ, cần tách trứng khỏi cá bố mẹ, trứng nở sau 2 – 3 ngày.
3. Các bệnh thường gặp và cách chữa trị
Cá Ngựa vằn là một loài cá có kích thước bé, khỏe, ít bệnh tật. Tuy nhiên với nhiều tác động từ môi trường từ bên trong và bên ngoài khiến cá bị bệnh. Tuy nhiên bệnh ở cá Ngựa vằn rất khó phát hiện chính vì thế người nuôi nên chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, chế độ ăn, môi trường xung quanh và chất lượng nước. Sau đây là một số bệnh thường gặp:

3.1. Bệnh nấm ở cá Ngựa Vằn
Khi cá Ngựa Vằn mắc bệnh này trên cơ thể sẽ xuất hiện những đốm phát ban hoặc có một lớp màng mỏng dạng sợi. Để điều trị bệnh này người nuôi cần cho cá tắm nước muối hoặc hòa thêm muối vào bể nuôi.
3.2. Bệnh rung ở cá Ngựa Vằn
Sẽ có trường hợp bạn thấy những chú cá trông như đang di chuyển rất nhanh nhưng thực chất lại đang đứng một chỗ. Lúc đó cá đã bị nhiễm bệnh rung. Đây là một loại bệnh khiến các chức năng của cá bị rối loạn. Để chữa trị bệnh này thì cách tốt nhất là đảm bảo các yếu tố trong môi trường sinh sống của cá.
3.3 Bệnh thối vây, đuôi cá Ngựa Vằn
Cá Ngựa vằn cũng có thể bị thối vây và đuôi nếu bị thương và sinh sống trong môi trường không sạch sẽ. Khi cá bị bệnh nên hỏi các chuyên gia để có được loại thuốc thích hợp điều trị bệnh cho cá.
VIDEO – “Cách nhận biết cá sọc ngựa sắp đẻ”
Những kỹ thuật nuôi cá Ngựa văn trên đây đã có thể giúp bạn nuôi những chú cá có vẻ đẹp độc đáo này chưa? Chỉ cần áp dụng những kỹ thuật trên bạn sẽ luôn có những chú cá khỏe mạnh và xinh đẹp. Chúc các bạn thành công!
Camnangnuoitrong.com
Từ khóa liên quan: cá ngựa vằn, cá sọc ngựa bị bệnh, cá ngựa vằn xanh, cách nuôi cá ngựa vằn, cá vằn, cá vằn ngựa, ca ngua van, cá cảnh ngựa vằn, nuôi cá ngựa, cá sọc vằn, cá ngựa đỏ, cá ngựa vằn giá bao nhiêu, cá ngựa thủy sinh, ngựa vằn, cá sọc ngựa giá bao nhiêu, cá sọc ngựa nuôi chung với cá nào, ngựa vằn ăn gì, cá sọc ngựa sinh sản, cá ngựa vằn đỏ, cá sọc ngựa, cách nuôi cá ngựa, nuôi cá ngựa cảnh, cá ngựa cảnh, cá ngựa, các loại cá ngựa