Đôi nét về cách thức đá gà xưa

Bài viết Đôi nét về cách thức đá gà xưa thuộc chủ đề về những loại Gà đang được rất nhiều bạn lưu tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Camnangnuoitrong.com tìm hiểu Đôi nét về cách thức đá gà xưa trong bài viết hôm nay nha !
Các bạn đang xem bài viết : “Đôi nét về cách thức đá gà xưa”

Người xưa đá gà theo cách thức mà nửa thế kỷ trước đây ngoài Bắc và Trung còn áp dụng: Hai con gà cùng lứa, cùng chạng với nhau được hai chủ gà thuận đá thì chọn một khu đất rộng và bằng phẳng, như sân nhà hoặc một khoảng ruộng rồi thả gà ra cho đá với nhau.

Nội dung trong bài viết

da-ga-5

Hễ con nào bị lấn vào bờ, vào chỗ kẹt thì người ta ôm cả hai con gà ra chỗ trống đá tiếp. Khi hết nhang, hết nước thì mạnh ai nấy ôm gà mình ra làm nước, vỗ hen. Cứ thế mà đá tiếp cho đến khi một con bỏ chạy có cờ, hoặc gục chết tại chỗ mới là ăn thua.

Ngày xưa, ở miệt ngoài các cụ đá gà đòn nên ăn thua lâu lắm, một trận gà kéo dài cả buổi, cả ngày là chuyện thường thấy.

Trong miền Nam thì đá gà trong bồ, bồ không phải là bồ đựng lứa mà là một vòng tròn bằng lá dừa và bằng tre, chiều cao chừng bốn tất, chiều rộng có đường kính chừng ba mươi thước, giữa có vạch ngang làm ranh giới hai bên. Gà thả vào bồ rồi là cứ trong bồ mà đá, con nào nhảy ra khỏi bồ mà chạy, bắt vào nhử lại mà chạy nữa thì kể như thua.

  Điều cần biết về sắc lông gà nòi

Người xem thì đứng vòng tròn quanh bồ mà cổ vũ cuồng nhiệt chỉ có đại diện của chủ gà là mỗi bên một người được vào bồ để giúp đỡ khi rất cần thiết mà thôi.

da-ga-2

Cách cáp gà đá

Trước khi đá một độ gà, hai chủ gà phải đi đến một thỏa thuận là cùng đồng ý cho gà mình đá với nhau. Sự thỏa thuận này không phải một cách tự nhiên mà thành, phải có sự cân nhắc so sánh tỉ mỉ về cân lượng, sức vóc của nhau thật tỉ mỉ. Đây là cuộc đâu trí và mặc cả giữa hai chủ gà với nhau. Nếu gà bên này có ngang hơn, thì gà bên kia phải gác cựa hơn một chút, hoặc nhỏ hơn nhưng thành tích nhiều hơn một chút. Dù sao thì đứng trước một con gà thắng trận đến năm bay lần liên tiếp người ta cũng ngại đâu dám cáp! Tay mơ thì làm sao đương cự với võ sĩ nhà nghề.

da-ga-3

Cách đá gà

Khi hai chủ gà đồng ý cho gà mình cáp trận, thì hai gà được ôm vào bồ mỗi người ở một bên lằn mức để chờ đợi.

Khi nhang đã đốt xong thì chủ trường ra hiệu lệnh: Thả gà. Tức thì hai con gà được thả ra để đá với nhau. Thường thì chúng gườm nhau trước, hoặc đá với nhau một cái để thử sức rồi mới gườm nhau. Nêu quan sát vào mắt chúng ta thấy chúng như quan sát địch thủ của mình từ đầu đến chân thật kỹ như để đo lường sức lực và tài nghệ của đối phương để tìm cách đối phó. Sau đó, hai gà tiến tới gần nhau và đá loạn xạ.

Những cú đầu thì gà gần như đá hoảng, cứ nhắm mắt đá liều, nhưng cầng dần về sau, chúng mới tung những đòn cực độc theo sở trường của chúng. vì thế gà đá càng lâu người ta càng theo dõi si mê.

  Các bệnh thường gặp ở gà do thức ăn

da-ga-4

Lúc hết nhang người ta bắt gà lại để cho nước.

Thời gian cho nước chấm dứt, người ta lại thả gà vào bồ cho đá lại. Cứ mỗi lần thay nhang như vậy gọi là một nhang hay một nước. Gà cựa thì đá nhanh, ít khi đến nước thứ ba đã ăn thua vì chúng chém đâm nhau bằng cựa nên mau kêt thúc trận đá. Còn gà đòn, gặp cùng lì đòn cùng đứng khuya có khi đá trên hai mươi nước mà chưa ăn thua.

Dĩ nhiên lúc này thì hai anh hùng đều đã thắm mệt đứng không vững mắt mở không lên nhưng vì máu lì nên cứ đừng mổ qua mổ lại khiến chủ phải cuống quýt lên vì sốt ruột.

Trong khi đá, một con bỏ chạy một con rượt theo cắn mổ thì sự ăn thua đã quá rõ ràng. Một con chết, còn con kia tuy nhừ tử, nhưng sự ăn thua cũng không thể chối cãi.

Trừ trường hợp một con bị thương khá nặng nhưng chưa chịu chạy, nhưng chủ gà muốn cứu gà mình về nuôi dưỡng lại để đá kỳ sau thì đề nghị với chủ gà kia thua vớt. Hoặc là trận gà đã kéo dài đến tối, gà không còn thấy đường để đá nữa thì đành phải huề.

da-ga-1

mặt khác mọi điều kiện khác thường thì do chủ gà hai bên giao kết với nhau từ trước mà thành. Hoặc điều lệ của trường gà đã có sẵn, bắt buộc hai bên phải tuân theo.

Chủ trương thường là một sư kê nổi tiếng trong vùng. Xưa người ta lập trường gà không để mua vui mà là mục đích thủ lợi. Mà lợi thì có nhiêu cách. Một là chia tiền của mỗi trận gà, hai là bán hàng quà thuốc men cho chủ gà và người tham dự. Con số đó đâu phải là ít,có khi một vài trăm người, và có người phải khăn gói đến từ một vài ngày trước, vào đây tá túc ăn uống. Chủ trường gà cứ thế mà thu lợi.

  Chuẩn bị dụng cụ nuôi gà thả vườn

Vị chủ trường gà này thường là những người am tường về gà và rõ về cách thức đá gà nên được mời kiêm luôn trọng tài của trận đấu. Ý kiến của ông này thường được hai bên coi trọng và là quyết định sau cùng.

Sau một trận gà con nào chết hay thua người ta khả năng mang về để tùy nghi dùng có người chán nản lẫn thất vọng đem bán thịt ngày tại chỗ. Tất nhiên, lúc nào cũng có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua vì quá rẻ, ai lại không ham.

Xem các bài khác tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=VlMNvgckaLg

Các câu hỏi về Đôi nét về cách thức đá gà xưa

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Đôi nét về cách thức đá gà xưa hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha <3

Bài viết Đôi nét về cách thức đá gà xưa ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Đôi nét về cách thức đá gà xưa Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share.
Nếu thấy bài viết Đôi nét về cách thức đá gà xưa rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nha!!

Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Đôi #nét #về #cách #thức #đá #gà #xưa

Tra cứu thêm báo cáo về Đôi nét về cách thức đá gà xưa tại WikiPedia

Bạn khả năng tìm thông tin về Đôi nét về cách thức đá gà xưa từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄
Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Đôi #nét #về #cách #thức #đá #gà #xưa

source: https://camnangnuoitrong.com/

Xem thêm các bài viết về Gà Cảnh hay tại : https://camnangnuoitrong.com/ga/

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *