Chó Lạp Xưởng nuôi chăm sóc và huấn luyện như thế nào?

Chó Lạp Xưởng, Xúc Xích, Duchshund hay Tacken đều là tên của một loài chó có thân hình khá đặc biệt. Nếu nhìn qua bạn sẽ bị ấn tượng bởi thân dài như cây Lạp Xưởng. Vậy nuôi những chú chó này có cần lưu ý gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật nuôi và chăm sóc cho Lạp Xưởng nhé.

Chó Lạp Xưởng có thân hình ngộ nghĩnh
Chó Lạp Xưởng có thân hình ngộ nghĩnh
  1. Giới thiệu về chó Lạp Xưởng

Chó Lạp Xưởng ngày nay là giống chó cưng bậc nhất của nhiều gia đình. Tuy nhiên khi xuất hiện ở Đức trong khoảng thế kỷ 17 chúng lại được biết đến như một giống chó săn. Và Lạp Xưởng chỉ được công nhận là giống chó cưng phổ biến vào thế kỷ 19.

Đúng như cái tên của nó, thân hình của chó dài như cây Lạp Xưởng. Giống chó này có bộ ngực nở nang, 4 chân ngắn linh hoạt và một cái bụng hóp. Đầu của chúng thon dài về phía mõm, miệng rộng, bộ hàm chắc khỏe cùng đôi tai to linh hoạt buông thõng xuống áp sát hai bên mang tai.

Hiện nay có nhiều loài chó Lạp Xưởng khác nhau và bộ lông của các loài này có 3 dạng là ngắn, mượt và dài. Tuy nhiên những con chó được nuôi phổ biến nhất thường có bộ lông màu nâu đỏ, hoặc pha trộn giữa đen sẫm và nâu hay xám và nâu hạt dẻ.

Đây là một giống chó tinh khôn, kiêu hãnh và có khả năng bảo vệ tốt. Tuy nhiên chúng cũng rất trung thành và sống tình cảm. Mặc dù trong lúc nuôi có đôi lúc bướng bỉnh và khó dạy bảo.

Chó Samoyed được mệnh danh là “nàng bạch tuyết rừng Taiga” với bộ lông trắng muốt và vẻ bề ngoài cực kỳ quyến rũ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài chó này ngay nhé!

  1. Cách chọn giống chó Lạp Xưởng

Khi bắt đầu nuôi chó Lạp Xưởng tốt nhất bạn nên chọn những con chó thuần chủng sẽ dễ nuôi và khỏe mạnh hơn. Cách nhận biết những chú chó Lạp Xưởng thuần chủng là:

  Chó Bull Pháp (French Bulldog) là chó gì? Cách nuôi và chăm sóc chó khỏe mạnh

+ Những chú chó có thân dài, ngực nở, bụng thắt, chân cực ngắn, ngực gần như sát đất là những chú chó thuần chủng. Chọn những con có cơ vai, hông và 4 chân phát triển. Chọn những con có bàn chân hình mái chèo, đuôi chắc khỏe.

+ Chó Lạp Xưởng có đầu nhỏ, mõm thuôn dài và hàm răng sắc, cơ hàm chắc khỏe. Và quan trọng là chó có bộ lông ngắn mượt mà mới là giống thuần chủng.

+ Người nuôi chó cảnh cũng nên chọn những con đi lại nhanh nhẹn, ưa hoạt động.

Nên chọn những chú chó Lạp Xưởng khỏe mạnh, nhanh nhẹn
Nên chọn những chú chó Lạp Xưởng khỏe mạnh, nhanh nhẹn
  1. Cách nuôi chó Lạp Xưởng

Chó Lạp Xưởng là giống chó thích nghi hoàn hảo với môi trường và khí hậu Việt Nam. Chính vì thế việc nuôi giống chó này không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Lạp Xưởng thì việc nuôi chúng sẽ dễ hơn.

3.1. Thức ăn cho chó Lạp Xưởng

Để giúp những chú chó Lạp Xưởng phát triển một cách khỏe mạnh thì việc quan tâm đến chế độ ăn uống của chúng cũng rất quan trongj.

Một ngày người nuôi cho chúng ăn 3 hoặc 2 bữa. Khẩu phần ăn của chó như sau: 22-28% là protein, 12-15% chất béo, còn lại là tinh bột, chất xơ và các dưỡng chất.

Người nuôi nên lưu ý thức ăn dành cho chó cần phải chín, đảm bảo vệ sinh để phòng tránh bệnh cho chó.

  Chó Great Dane là chó gì? Cách nuôi và chăm sóc chó khỏe mạnh lớn nhanh

3.2. Cách nuôi chó con dưới 2 tháng tuổi

Giống như những giống chó khác Lạp Xưởng dưới 2 tháng tuổi cơ thể còn yếu ớt chính vì thế cần chú ý chế độ chăm sóc.

Trong thời gian này hệ tiêu hóa của chó sẽ rất yếu. Vì thế nên cho chó ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Thức ăn là cháo thịt băm nhuyễn, bột gạo, bột ngô, bột ngũ cốc và thức ăn khô được ngâm mềm.

Nên cho chó tiêm phòng đầy đủ theo lịch và uống thuốc giun đều đặn 6 tháng/ lần.

3.3. Cách nuôi chó trên 2 tháng tuổi

Những chú chó Lạp Xưởng từ 2 tháng tuổi trở lên cần nguồn dinh dưỡng lớn để phát triển. Chính vì thế cần bổ sung đầy đủ các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng.

Nên định lượng bữa ăn thích hợp cho chó. Nếu chó để thừa thức ăn, đem bỏ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp. Sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ.

Sau 5 tháng tuổi, chúng có thể bổ sung thịt bò, gà sống trong khẩu phần ăn của chó. Lưu ý thịt phải tươi sống, cho ăn tăng dần từ ít đến nhiều.

Chó Lạp Xưởng rất thích đào bới chính vì thế nên tắm rửa cho chúng thường xuyên để hạn chế mầm bệnh.

Ngoài chó Lạp Xưởng bạn cũng có thể tham khảo thêm chó Nhật. Chó Nhật với vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và rất thân thiện đang trở thành loài được yêu thích nhất hiện nay.

  1. Cách huấn luyện chó Lạp Xưởng

Lạp Xưởng là một giống chó khá bướng bỉnh và khó nghe lời. Chính vì thế bạn nên dành nhiều thời gian hơn để huấn luyên cho chó. Sau đây là một số bài huấn luyện cơ bản.

4.1. Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ

Huấn luyện được chó Lạp Xưởng đi vệ sinh đúng chỗ sẽ giúp người nuôi bớt công chăm sóc đi. Bạn nên làm những bước sau đây:

  Chó Chihuahua: Đặc điểm, cách nuôi, chăm sóc và phòng bệnh cho chó

+ Tìm chỗ đi vệ sinh cố định dành cho chó Lạp Xưởng.

+ Huấn luyện cho chúng đi vệ sinh vào đúng các thời điểm trong ngày như buổi sáng và buổi tối bằng cách dẫn chúng đến chỗ quy định sau khi ăn xong.

+ Điều cốt yếu của việc huấn luyện là nên nghiêm khắc phạt khi không làm đúng. Còn khi chúng đi vệ sinh đúng nơi quy định thì vuốt ve và khen thưởng.

4.2. Cách dạy chó ngồi

Đứng trước mặt chó Lạp Xưởng, một tay cầm thức ăn, tay còn lại xoa đầu chúng.

Tiếp theo bạn hô to câu lệnh “ ngồi” đồng thời tay chỉnh tư thế ngồi cho chúng. Chỉ cần tay cầm thức ăn hạ xuống là chó Lạp Xưởng sẽ theo phản xạ ngồi xuống ngay.

Nếu chúng ngồi yên trong 2 – 3 phút thì nhớ thưởng cho chó và vuốt ve chúng.

  1. Các bệnh thường gặp ở chó Lạp Xưởng

Chó Lạp Xưởng cũng như những giống chó khác chỉ cần có sự tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc không được người nuôi chăm sóc kỹ càng là có thể bị bệnh. Một số bệnh ở loài chó này là:

+ Bệnh béo phì: Bệnh này do người nuôi cho chó ăn quá nhiều. Bệnh này thường hay gặp ở những con chó đã lớn tuổi, lười vận động

+ Bệnh đau cột sống: Thân hình của loài chó này khá dài, chân ngắn lại thích chạy nhảy nên dễ mắc bệnh này. Bệnh khiến chúng không thể đứng dậy bằng 2 chân sau và mất kiểm soát trong việc tiểu tiện.

+ Bệnh đường ruột, tiêu hóa: Bệnh này thường gặp ở chó con khoảng 2 – 3 tháng tuổi khi mà hệ tiêu hóa còn kém. Khi bị bệnh chó sẽ bị nôn mửa, đi ỉa chảy và kém ăn.

Trên đây là kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Lạp Xưởng. Việc chăm sóc loài chó này không quá phức tạp chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật và quan tâm đến chó là chúng có thể phát triển khỏe mạnh.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *