Chó Doberman là chó gì? Cách nuôi, chọn giống và phòng bệnh cho chó

Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy những chú chó Doberman lần đầu tiên? Chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng chúng là một loài chó thực sự hung dữ đúng không? Đây chính là đặc tính của những chú chó bảo vệ, canh gác. Tuy nhiên đây là một loài khá trung thành với chủ nhân. Chính vì thế bạn sẽ thấy yêu mến khi nuôi chúng lâu dài. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loài chó này cũng như kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Doberman nhé

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Doberman khỏe mạnh
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Doberman khỏe mạnh
  1. Giới thiệu về chó Doberman

Chó Doberman xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 tại thị trấn Apolda, huyện Thuringia – Đức. Người lai tạo ra chúng là Louis Doberman vốn là người thu thuế. Bởi công việc của ông cần phải đến những vùng xa xôi nơi có trộm cướp hoành hành. Chính vì thế việc lai tạo ra một giống chó bảo vệ là rất cần thiết. Tuy không có tài liệu ghi lại quá trình lai tạo tuy nhiên người ta cho rằng ông Louis Doberman đã lai tạo từ những giống chó Rottweiler, Pinscher Đức, Black & Tan Terrier.

Năm 1908 những chú chó đầu tiên được đưa đến Mỹ. Và sau thế chiến thứ II số lượng loài chó này đã phát triển hơn rất nhiều tại đất nước này.

  1. Cách chọn giống chó Doberman

Ngày nay Doberman đã phổ biến hơn vì thế khi chọn chó để nuôi bạn cần chú ý những đặc điểm sau:

  Chó Rottweiler nuôi, chăm sóc và huấn luyện như thế nào?

+ Chọn những chú chó có thân hình cao lớn, cơ bắp nở nang, lưng thẳng bụng thắt. Đặc biệt chú ý đến các cơ bắp ở chân.

+ Những chú chó Doberman có đầu nhỏ hơn so với thân hình, mõm thuôn dài, hàm răng cực kỳ khỏe và sắc nhọn. Chọn những chú chó đôi tai dựng và phần đuôi cộc sẽ đẹp và dũng mãnh hơn.

+ Đây là một loài rất hung dữ và hiếu chiến vì thế khi mua nên dành thời gian quan sát hoạt động của chúng.

  1. Cách nuôi chó Doberman

Sau khi chọn được giống tốt thì bạn cũng cần nắm chắc những kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Doberman.

3.1 Thức ăn cho chó Doberman

Doberman là loài háu ăn, mỗi ngày chúng có thể tiêu thụ được khoảng 3,5 – 4& trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên không phải ăn nhiều là chúng sẽ nhanh lớn mà cần phải được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể là trong khẩu phần ăn của loài chó này hàng ngày cần 30% đạm, 15% chất béo. Số lượng còn lại là tinh bột, rau củ quả… để có thể phát triển toàn diện hơn.

3.2 Cách nuôi chó con dưới 2 tháng tuổi

Mặc dù là một giống chó khỏe mạnh tuy nhiên trong giai đoạn dưới 2 tháng chúng đang còn rất non nớt. Chính vì thế hãy chú ý những điều sau đây:

+ Tiêm phòng đầy đủ cho chó để phòng nhiều bệnh về sau.

+ Vẫn nên cho chó ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tuy nhiên thức ăn nên nấu loãng, xay nhuyễn

+ Không nên tắm cho chó trong giai đoạn này để tránh nhiễm lạnh

3.3 Cách nuôi chó trên 2 tháng tuổi

Chó trên 2 tháng tuổi đã phát triển hơn rất nhiều. Tuy nhiên khi nuôi chúng vẫn cần chú ý một số điều sau

  Chó Corgi: Cách nuôi, chọn giống, huấn luyện và phòng trị bệnh chó Corgi

+ Tăng cường thêm lượng thức ăn và vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để chó có thể phát triển một cách tốt nhất

+ Doberman chịu lạnh rất kém do có lông ngắn và sát da. Chính vì thế không nên tắm rửa hay chải chuốt nhiều, thời gian tắm thích hợp là 1 tháng/ lần. Khi nhiệt độ ngoài trời giảm sút cần có biện pháp giữ ấm cho chó.

+ Cần cho chó tập thể dục thường xuyên để giải tỏa năng lượng, hạn chế béo phì và giúp cơ thể của chó phát triển tốt hơn.

Những chú chó Doberman con cực kỳ đáng yêu
Những chú chó Doberman con cực kỳ đáng yêu
  1. Cách huấn luyện chó Doberman

Doberman vốn là loài chó có tính hung dữ chính vì thế chúng cần phải được huấn luyện từ nhỏ. Điều này không những kiềm chế bản tính này của chúng mà còn giúp chúng trung thành hơn với bạn.

4.1 Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ

Đây là bài tập mà người nuôi cần phải huấn luyện cho chó ngay từ khi còn nhỏ. Các bước trong quá trình luyện tập cho chó là:

+ Chọn nơi cố định để cho chó đi vệ sinh và thường xuyên dẫn chúng ra ngoài để giúp chúng có ý thức hơn về môi trường.

+ Nên tìm hiểu những dấu hiệu chó buồn vệ sinh và dẫn chúng đến nơi quy định

+ Nên có khen thưởng hoặc hình phá để khuyến khích chó làm theo những gì bạn đã định hướng. Đồng thời trách mắng dứt khoát nếu chúng đi vệ sinh trong nhà hoặc không đúng nơi quy định.

4.2 Cách dạy chó ngồi

Để dậy chó ngồi bạn cũng cần cầm phần thưởng và khi chúng đang đứng thì đặt gần lên đỉnh đầu theo thói quen chó sẽ ngồi xuống. Đưa tay chỉnh dáng ngồi của chó rồi hô hiệu lệnh “ Ngồi” Và nếu chó ngồi xuống thì cho phần thưởng khuyến khích.

  1. Các bệnh thường gặp ở chó Doberman

Trong quá trình chăm sóc có nhiều lúc chú chó của bạn bỏ ăn và sức khỏe đi xuống. Điều bạn cần làm là tìm hiểu những bệnh thường gặp của loài chó này để điều trị một cách sớm nhất. Những bệnh thường gặp là:

  10 giống chó Dễ thương, Đáng yêu, Cute nhất trên Thế giới

+ Bệnh cơ tim giãn nở: Bệnh sẽ khiến khối lượng tim tăng, cơ tim dày và yếu hơn. Điều này khiến chó bị rối loạn chức năng tim, tổn thương màng tim và thiếu máu, nặng hơn khiến chó suy tim và suy hô hấp. Khi thấy chó có dấu hiệu ít vận động, ngất xỉu, khó thở, yếu đuối thì nên cho nó đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị.

+ Bệnh Von Willebrand: đây là bệnh rối loạn chảy máu di truyền. Bệnh sẽ khiến chó chảy máu quá mức mà không cầm được. Bệnh sẽ khiến chó bị chảy máu cam, máu trong nước tiểu và chảy máu nướu.

Chó còn có thể bị môt số bệnh như viêm gan hoạt động mãn tính, Bệnh Wobbler Syndrome, Bệnh suy giáp, Chứng loạn sản xương khuỷu Hip Dysplasia… Những bệnh này đều rất nguy hiểm và bạn nên cho chó đến các bác sĩ thú y để được điều trị

  1. Chó Doberman giá bao nhiêu?

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm tuy nhiên hiện nay giá chó Doberman thuần chủng ở Việt Nam không quá cao. Tùy cơ sở nhưng giá của những chú chó này chỉ khoảng 7 – 10 triệu một con tùy phẩm chất.

Trên đây là kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Doberman. Những chú chó có thể phát triển khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào việc người nuôi áp dụng kỹ thuật chăm sóc thế nào.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *