Chim Vành Khuyên thường mắc các bệnh gì? Chim khuyên bị xù lông và cách chữa – Camnangnuoitrong
Là một loài chim đẹp và dễ nuôi, chim Vành Khuyên ngày càng được nhiều dân chơi lựa chọn làm vật cảnh. Dù và loài vật dễ nuôi nhưng nếu bạn không nắm vững các kiến thức đề chăm sóc thì loài này nó lại rất dễ mắc bệnh. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số bệnh và cách chữa trị hay gặp ở Vành Khuyên.

1. Đặc điểm về chim Vành Khuyên
Với tên khoa học là Zosteropidae, loài chim cảnh này ngày càng được chuộng chọn làm chim cảnh. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chim Vành khuyên ở các vùng Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Cũng như các loài chim khác, Vành Khuyên thường ăn sâu, bên cạnh đó nó còn có một món ăn ưa thích là mật của các loài hoa như: Hoa sữa, hoa trạng nguyên hay hoa gạo,… Đặc biệt, những nơi nào có hoa trạng nguyên thì chắc chắn bạn sẽ thấy chim Vành Khuyên.
Có rất nhiều loài chim Vành Khuyên, nhưng ở Việt Nam phổ biến nhất là hai loài Vành Khuyên xanh và Vành Khuyên vàng. Loài chim này thường sống theo bầy đàn nhưng vào mùa sinh nở chúng sẽ tách ra. Mỗi con cái sẽ đẻ từ 2 đến 4 trứng, trứng của nó có màu xanh nhạt và không có đốm.
Vành Khuyên là loài chim có hình dáng thon gọn, màu lông bắt mắt và đặc biệt là giọng hót rất hay, dễ nghe. Ngoài giọng hót trời phú, chim Vành khuyên còn có một biệt tài khác nữa là bắt chước giọng hót của các loài chim khác. như chim Chích Chòe chẳng hạn.
2. Các bệnh thường gặp ở Vành Khuyên
Trong quá trình phát triển, Vành Khuyên cũng không thể tránh khỏi một số bệnh thường gặp. Vì vậy để sở hữu một chú chim Vành Khuyên đẹp và sức khỏe tốt thì bạn phải nắm chắc một số bệnh thường gặp ở Vành Khuyên và cách chữa trị cho nó.
2.1 Bệnh tiêu chảy ở Vành Khuyên
Biểu hiện
Khi Vành khuyên đi ngoài mà loãng toàn nước, không có phân thì chắc chắn chú chim của bạn đã bị tiêu chảy. Đầu tiên bạn hãy xem lại cám có bị ẩm mốc hay không, hoặc phải chăng bạn đã thay đổi loại cám mà chim thường ăn quá đột ngột? Tiếp đến là xem lồng chim, bạn hãy xem lồng chim có hợp vệ sinh hay nước uống có bẩn?

Cách chữa trị
Nếu với bệnh tình nhẹ thì có thể là sẽ dễ xử lý hơn. Đối với việc này thì bạn chỉ cần nấu nước chè xanh cho chim uống từ 3 đến 5 ngày thì sẽ khỏi bệnh. Nhưng cần chú ý, sau 5 ngày bạn chó lim uống nước chè thì hãy cho chim uống nước chè nhạt dần rồi thay bằng nước lã. Không nên đột ngột chuyển sang nước lã liền.
Còn khi bạn phát hiện muộn để bệnh đã trở nặng thì bạn nên cho chim uống nước chè xanh loãng dài hạn. Bên cạnh đó, hãy chuyển sang dùng cám Ba Vì. Khoảng 2 tháng sau khi sử dụng cám Ba Vì thì bạn có thể chuyển đổi sang loại cám khác cho nó.
2.2 Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli
Nguyên nhân
Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli thường gặp ở những chú chim có sức đề kháng kém, dư đạm, chất béo do tiêu hóa không hết. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để chế tạo cho vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy cho chim. Bạn có thể nhận biết ra bệnh này qua phân của nó, rõ nhất là khi phân đổi màu.

Cách chữa trị
Đối với bệnh này, bạn chi cần dùng 1 đến 2 mg thuốc Ampicillin. Bạn hãy pha thuốc chung với 15ml với nước pha đường 25% rồi để cho chim uống trong 3 ngày liên tục thì chim sẽ khỏi bệnh.
2.3 Các bệnh về chân của Vành Khuyên
Biểu hiện
Bệnh về chân là loài bệnh dễ gặp nhất ở chất khi nuôi chim. Khi bị bệnh, chim thường có các biểu hiện như chân chim bị sưng tấy, mưng mủ và bị lệch ngón. Bên cạnh đó chim thường co chân lại, và thường mỏ rỉa vào vết thương.

Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể là do chim nhảy và bị vướng vào nan lông hoặc do chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng và nhọn cứa vào. Hơn nữa, nếu bạn không chú ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để cho chim ăn thì chim rất dễ bị thương. Không những thế có thể là do côn trùng cắn rồi bị nhiễm trùng.
Cách chữa trị
Đối với bệnh này, Bạn hãy lấy nước muối pha loãng để rửa sạch vết thương ở chân Vành Khuyên. Sau đó, bạn hãy lấy thuốc đỏ hay mỡ tra mắt tetracyclin bôi kỹ vào vết thương để nó mau lành.
Nếu bạn đang nuôi chim vành khuyên non thì hãy đọc ngay bài viết cách nuôi vành khuyên non khỏe mạnh lớn nhanh và không bị chết nhé.
2.4 Bệnh ký sinh trùng ở Vành Khuyên
Biểu hiện
Cách nhận biết bệnh này dễ nhất là khi chím kén ăn, ốm, thường khát nước, bị xù lông, và xệ cánh. Bên cạnh đó là khi đi ngoài phân chim thường không có màu, lỏng và đặc biệt rất hôi.

Nguyên nhân
Bệnh này do chim bị giun sán ký sinh ở đường ruột. Vì vậy bạn cần chú ý xổ giun và để ý kỹ lưỡng thức ăn cho nó.
Cách chữa trị
Cách đơn giản nhất để chữa bệnh này là dùng 2 mg bột trái cau già hoặc 1 đến 2 mg thuốc Piperazin pha loãng với 15 ml nước pha với 25% đường rồi cho chim uống. Đối với cách này bạn chỉ cần cho Vành Khuyên uống liên tục trong 2 ngày là khỏi, mỗi ngày bạn cho chim uống hỗn hợp trên 2 lần.
2.5 Vành Khuyên bị vỡ họa
Nguyên nhân
Bệnh này thường gặp ở những chú chim bị thay đổi cám đột ngột, do đứng cóng, nước bị bẩn hay Vành Khuyên đang trong thời kỳ thay lông. Sau khi ăn mồi tươi như sâu hay hoa quả thường dụi vào mắt và quệt vào mỏ nên chim sẽ thường bị rụng họa.
Khi bị thay đổi cám một cách đột ngột chim sẽ bị rụng họa và rụng lông. Hoặc lâu bạn đã không tắm cho chú chim Vành Khuyên của mình thì bọ, rận sẽ xâm nhập và cắn chim làm cho chú chim sẽ bị rụng lông và xơ xác.
Cách chữa trị
Xử lý với bệnh này thì trước hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho lồng chim. Ngày nào bạn cũng cần vệ sinh cho lồng chim, ít nhất là một ngày một lần. Và trong quá trình nuôi chim, bạn chỉ nên sử dụng một loại cám duy nhất để tốt cho hệ tiêu hóa của chim.
Trên thị trường, hiện nay có rất nhiều loại cám dành riêng cho chim Vành Khuyên. Bạn có thể sử dụng cám Tuấn Cóng Bạc cho chim của bạn ăn. Loại cám này có vừa đủ chất dinh dưỡng cho Vành Khuyên. Hơn nữa cám này là cám líu, cám này nuôi quanh năm có thể dùng cả cho lúc chim thay lông.
2.6 Bệnh khàn giọng ở Vành Khuyên
Khi bạn cho chim ăn thức ăn nóng, nhất là cám tàu, chim líu lưỡi nhiều lần dẫn đến khàn giọng. Khi bạn cho Vành Khuyên ăn các loại thức ăn tươi như cào cào, châu chấu, và đặc biệt là ruồi mà bạn quên không cắt chân, cắt cánh thì khi ăn chân của các loài vật này đều có răng cưa sẽ cứa vào họng và làm cho chim bị khàn giọng.
Khi Vành Khuyên bị như thế bạn có thể lấy mật ong hòa với nước để cho chim uống. Hoặc bạn cũng có thể cắt vài lát cam để cho chim ăn trong 1 đến 3 ngày thì chim sẽ khỏi ngay.
2.7 Chim khuyên bị mất màu
Khi bạn chăm sóc chú chim Vành Khuyên của mình không tốt hay khi bạn không cho chim ăn hoa quả, không để chim tắm nắng, tắm nước, hoặc khi chim thay lông bạn không chăm sóc kỹ thì Vành Khuyên sẽ bị bay màu lông. Điều này sẽ làm cho Vành Khuyên mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.
2.8 Vành Khuyên bỏ ăn cám
Khi chú chim Vành Khuyên của bạn đang khỏe mạnh mà tự dưng nó bỏ ăn cám, chỉ ăn sâu và hoa quả thì chú chim của bạn đang có tình trạng bỏ ăn cám. Điều này có thể làm cho chú chim của bạn gầy yếu, xù lông, yếu dần và có thể nó sẽ chết.
Nguyên nhân
Việc dẫn tới việc bỏ cám ở Vành Khuyên thường có hai nguyên nhân. Thứ nhất là do chim không quen với khí hậu nơi mà bạn để chú chim. Thứ hai có thể là do chim đang thay lông và không quen ăn với loại cám đó.
Đối với trường hợp thứ nhất thì mới đầu chim sẽ không có hiện tượng gì lạ vẫn ăn uống bình thường. Nhưng mười ngày sau đó chim sẽ bỏ ăn cám hẳn và chỉ ăn mỗi sâu, hoa quả,… Nếu bạn bỏ qua và cho đó là một việc bình thường thì đó là sai lầm. Vì không kịp thời cứu chữa thì chim sẽ chết mà không có cách cứu chữa.
Khi chim bỏ cám thì việc đầu tiên và cần thiết nhất là duy trì cuộc sống cho nó bằng cách ăn chim ăn sâu, chuối,… Nhưng khi bạn cho chim ăn thì cần cho sâu vào cám, chuối phải lăn qua bề mặt cám để cho Vành Khuyên dần quen lại với cám.
Còn đối với trường hợp thứ hai, khoảng một tháng sau khi thay lông chim sẽ rất yếu, bỏ cám hoàn toàn, và ăn hoa quả. Bạn cần chú ý để chăm sóc kỹ lưỡng chú Vành Khuyên của mình để em đó có sức khỏe tốt trong thời kỳ thay lông.
Khi con chim yếu vì thời kỳ thay lông thì việc cho nó ăn sâu bạn cần hết sức cẩn thận. Bạn không nên cho nó ăn quá nhiều, nên dừng lại ở mức vừa phải, phải tạo cho chú chim Vành Khuyên khi nhìn sâu là thèm.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là cám, bạn phải cho chú chim ăn cám nhiều hơn ăn sâu và hoa quả. Khi nào chim đã thực sự khỏe bạn có thêm tăng thêm sâu nhưng nếu sức khỏe của chú chim không được cải thiện thì bạn không được cho chim ăn nhiều sâu.xù lông.
Khi đi mua hoặc lựa chim bạn chắc chắn sẽ cần lựa chọn những chú chim trống hoặc mái tùy mục đích của mình. Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt chim vành khuyên trống mái chính xác nhé!
2.9 Chim Vành Khuyên bị xù lông
Khi bị cảm lạnh hoặc trúng gió hay thay cám đột ngột thì Vành Khuyên cũng rất dễ bị xù lông. Điều này làm cho chú chim của bạn sẽ mất vẻ đẹp trời phú ban đầu của nó.
Đối với việc Vành Khuyên bị xù lông do trúng gió thì cách xử lý rất đơn giản. Bạn chỉ cần bôi một ít dầu gió vào áo lồng và trùm kín lồng lại. Còn đối việc do thay đổi cám thì bạn có thể xử lý như cách mình nói trên.
2.10 Vành Khuyên xứ giấy lót lồng
Có rất nhiều chú Vành khuyên nghịch ngợm cắn xé giấy lót lồng nhưng cũng có một số con do thiếu chất mà cắn xé hoặc do lúc bạn bỏ mồi tươi vào mà chú chim để mồi rơi vãi xuống đáy lồng thì nó sẽ xuống bới tìm mồi.
Nếu chim vành khuyên nhà bạn đang gặp tình trạng này, hãy bổ sung các thức ăn như sâu, dế, hoa quả để tăng cường dưỡng chất cho chim.
2.11 Bệnh đau mắt ở Vành Khuyên
Bệnh này có thể là do chim lấy chân quệt vào mắt hoặc các vi khuẩn đau mắt gây ra. Khi đó, bạn hãy lấy thuốc dau mắt của người nhỏ vào mắt của Vành Khuyên, sau 2 đến 3 ngày chim sẽ lành. Hoặc bạn có thể dùng bột Ampi pha với một ít nước và cho chim uống hay pha dầu cá vào vài giọt nước và cho chim uống.
VIDEO -“Cách chữa chim vành khuyên ốm, xù lông, phân toàn ra nước”
Trên đây là một số bệnh hay gặp ở chim Vành Khuyên và cũng như cách chữa trị hiệu quả. Chúng tôi mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ bạn có thể chăm sóc tốt cho chú chim Vành Khuyên của mình.
Camnangnuoitrong.com
Từ khóa liên quan: chim khuyên bị xù lông, cách chữa khuyên bị xù lông, chim khuyên xù lông, chim vành khuyên bị xù lông, khuyên bị xù lông, cách chữa chim khuyên bị xù lông, khuyên xù lông, chữa khuyên uống nhiều nước, chim khuyên bị trúng gió, khuyên uống nhiều nước, khuyên rụng họa, khuyên bị vỡ họa mắt, chữa khuyên bị khàn tiếng, chim khuyen, chim khuyên, chim khuyên hót sáng nghe mà thư thái và an lòng, cách chữa chim khuyên bị đi ngoài, chim khuyên bị tiêu chảy, nuôi chim khuyên, khuyên, kỹ thuật mổ côn trùng sao cho đúng cách | trung vlogs, chim khuyên chết, chim khướu trong lồng sắt hót giọng hơi yếu | văn tiến bình channel | văn tiến bình channel, chim vành khuyên đẹp, chú chim khuyên ứng ý nhất của chủ nhà hót líu cả ngày