Cây Xương Rồng trồng và chăm sóc như thế nào? ý nghĩa và công dụng của cây

Xương rồng thường được trồng làm hàng rào hoặc làm cảnh ở cơ quan, công viên, nhà ở, văn phòng…. Nhưng ít ai biết được cây còn còn là “vị thuốc” chữa bệnh cực hữu hiệu và an toàn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số thông tin bổ ích về cây xương rồng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cây Xương rồng tượng trung cho ý chí và nghị lực sống
Cây Xương rồng tượng trung cho ý chí và nghị lực sống
  1. Cây xương rồng là gì?

Cây xương rồng có pháp danh khoa học là Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu Dầu ( Euphorbiaceae).

Xương rồng có chiều cao khá đa dạng phụ thuộc vào thành phần của loài. Có loài mọc thành cây lớn, loài phủ sát mặt đất và mọc thành bụi. Đa phần cây được mọc dại trên đất khô cằn, sỏi đá và những nơi khô nóng như hoang mạc. Chính vì thế thân cây mọng nước và hầu hết lá đều biến thành cây. Theo ước tính thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1500 – 1800 loại xương rồng với màu sắc và đặc điểm hình thái khác nhau.

Xương rồng có độ cao trung bình và cây cao nhất có thể lên đến 6 -8m. Thân cây dẹt, có nhiều cành và gai chi chít. Lá xương rồng thường mọc tại mép của cành, cuống lá ngắn, mọng nước và gân lá nhìn không rõ.

Hoa xương rồng đa phần là loa lưỡng tính mọc thành thành từng tán tại mép cành. Hoa có cuống ngắn, nở vào sáng hoặc tối, màu sắc đa dạng tùy theo loài. Xương rồng có hoa rất đẹp nhưng ít khi nở. Khi trồng xương rồng làm cảnh phải trồng ở nơi thoáng, đủ nước, đủ ánh sáng để cây phát triển và ra hoa.

Xương rồng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt. Sức sống mạnh mẽ của xương rồng tượng trưng cho sự kiên cường, ý chí mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn nghịch cảnh và thay đổi để sinh tồn. Trong tình yêu xương thể tượng trưng cho sự thủy chung, vĩnh cửu.

  1. Phân bố của cây xương rồng

Cây xương rồng được xem là loại thực vật bản địa của Châu Mỹ. Cây thường xuất hiện nhiều ở các sa mạc hoang vu. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy một số loại xương rồng có nguồn gốc từ Madagascar, Châu Phi, Sri Lanka….Hiện nay cây được trồng rộng rãi ở khắp các châu lục trên thế giới.

Tại Việt Nam, xương rồng được trồng ở khắp các tỉnh thành nước ta. Cây chủ yếu được trồng để làm cảnh và hàng rào. Xương rồng thu hoạch quanh năm và được phơi khô hoặc dùng tươi để chữa bệnh.

  1. Cây xương rồng có thành phần gì?

Trong cây xương rồng của chứa hàm lượng axit tactric, axit fumaric và axit xitric.

Thân cây chứa friedelan 3αol C30H52O, friedelan 3βol C30H52O, epi-friedelinol, β taraxerol, α taraxerol.

Nhựa cây có chứa euphol γ-euphorbol, cycloartenol C30H50O, α euphorbol C31H52O, β amyrin C30H50O. Nhựa cây rất độc vì thế khi sử dụng, thu hái thì không nên để nhựa rây vào mắt.

Cây Xương rồng có những thành phần hóa học gì?
Cây Xương rồng có những thành phần hóa học gì?
  1. Cây Xương rồng có ý nghĩa phong thủy gì?

Cây xương rồng là loại cây sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như sa mạc, khô nóng và không có nước. Tuy nhiên, chúng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Nó tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh để sinh tồn.

  Nguy cơ ngộ độc từ rau mầm | VTC9

Trong tình yêu: Cây xương rồng tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, bền chặt. Cho dù có ở nơi đâu, khó khăn vất vả thế nào thì tình yêu đó cũng không bao giờ thay đổi.

Trong phong thủy: Cây xương rồng rất hợp với người tuổi Thìn. Những người tuổi Thìn có tính cách cuồng nhiệt hết mình, sự trẻ trung, năng động, dồi dào năng lượng. Nếu tuổi này trồng thêm cây xương rồng trong nhà sẽ giúp hóa giải sát khí, thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ.

  1. Cây xương rồng có công dụng gì?

Trong đông y, xương rồng thường được sử dụng làm cây thuốc chữa đau bụng, sát trùng, chữa đau răng…. Do các thành phần hóa học trong cây quá mạnh nên khi dùng phải kết hợp với các vị thuốc khác. Đặc biệt xương rồng có chứa chất độc nên khi sử dụng phải hết sức cẩn thận. Dưới đây là một số công dụng của cây xương rồng:

Hỗ trợ chữa gai cột sống và đau lưng

Lấy một ít xương rồng rửa sạch và ngâm cùng nước muối để loại bỏ đi bớt chất độc, tạp chất. Vớt xương rồng để ráo rồi nương đều 2 mặt trong khoảng 5 phút. Tiếp đến sử dụng khăn sạch cuốn xương rồng lại và đắp lên chỗ vùng da bị đau. Đắp khoảng 5 – 10 phút thì bạn thay bẹ mới. Phương pháp này giúp hút máu bầm và giảm nhanh các cơn đau.

Cây Xương Rồng chữa thoái hóa cột sống rất hiệu quả
Cây Xương Rồng chữa thoái hóa cột sống rất hiệu quả

Điều trị đau răng và nhức răng

Dùng một cành xương rồng nhỏ bỏ hết phần gai và nướng mềm. Sau đó, bạn bỏ xơ cho thêm một chút muối, đắp lên chỗ răng sâu và ngậm chật đến khi miệng ra dãi thì nhổ đi. Ngày ngậm 3 -4 lần và trong khi ngậm không nuốt nước, ngậm xong phải súc miệng thật sạch.

Hạ sốt

Lấy quả xương rồng ép lấy nước rồi trộn cùng với mật ong, sau đó chia thành nhiều liều nhỏ dùng để miệng. Thực hiện liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Hỗ trợ điều trị ruột cấp tính và viêm dạ dày

Dùng 30 – 60g cây xương rồng tươi, rửa sạch gọt bỏ vỏ và cắt thành từng lát nhỏ và rửa cho sạch mủ. Lấy một nắm gạo cho vào nồi rang cháy xém đổ thêm 2 bát nước vào sắc. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.

Đánh bay mụn

Lấy xương rồng gọt sạch gai, giã nát cùng với lá ớt và đắp lên vùng da bị mụn trong vòng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện cho đến khi mụn khỏi hẳn.

Trị bầm tím do ngã

Dùng khoảng 30g cây xương rồng cắt thành từng lát nhỏ cho vào nồi sao cháy. Đổ thêm nước và rượu một lượng bằng nhau để uống mỗi ngày.

Hạ đường huyết

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy xương rồng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Lấy 500g lá xương rồng nấu sôi rồi chia thành 2 -3 lần dùng để uống trong ngày. Qua một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy lượng đường trong cơ thể có dấu hiệu bình ổn hơn.

Trị bỏng

Cây xương rồng có tính mát, kháng khuẩn, sát trùng tốt nên thường được dùng để trị bỏng. Lấy xương rồng tươi rửa sạch, bỏ vỏ và lấy phần dịch bên trong xoa lên vùng da bị bỏng. Phương pháp này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, kháng khuẩn và giúp vết thương lên da non nhanh hơn.

Điều trị bệnh quai bị

Lấy khoảng 50g cây xương rồng rửa sạch rồi giã nhuyễn trộn cùng với 50ml cồn 90 độ. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị quai bị 3 lần một ngày, thực hiện trong 5 ngày liên tiếp sẽ khỏi bệnh.

  Cây Ngũ Gia Bì là cây gì? Ý nghĩa và công dụng của loại cây này

Hỗ trợ điều trị tá tràng và loét dạ dày

Dùng xương rồng, bỏ gai, cắt thành từng lát, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 2g uống cùng với nước ấm sau mỗi bữa ăn 30 phút. Ngày uống 3 lần và dùng trong 15 – 20 ngày liên tiếp.

Điều trị viêm tuyến vú cấp tính

Chuẩn bị 10g cây xương rồng tươi, gọt bỏ hết gai và vỏ sau đó giã nát rồi đắp lên vùng ngực bị đau khoảng 15 phút. Ngày đắp một lần, áp dụng liên tiếp trong vòng 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm rất nhiều.

Chữa hắc lào

Dùng xương rồng gọt bỏ gai, rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị hắc lào, ngày làm 3 lần. Sử dụng liên tiếp trong 7 ngày bệnh sẽ khỏi.

Xương rồng làm giảm tác hại của tia tử ngoại phát ra từ thiết bị điện tử

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì xương rồng có thể hấp thụ các tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử. Do đó, người ta thường trồng một chậu xương rồng ở gần thiết bị điện tử hoặc máy tính để hạn chế các tia tử ngoại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, chúng còn là một loại cây cảnh phong thủy, giúp thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ.

  1. Cách dùng cây xương rồng

Cây xương rồng có rất nhiều cách dùng khác nhau. Phụ thuộc vào mục đích, trình trạng cơ thể để sẽ có cách dùng phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách dùng xương rồng đơn giản được nhiều người áp dụng:

Dùng làm cảnh: Người ta thường trồng cây xương rồng để làm cảnh trang trí trong nhà, văn phòng, công viên, đô thị…

Dùng làm thuốc: Dùng xương rồng cắt bỏ hết phần gai, giã nát hoặc tán thành bột mịn để chữa bệnh.

Dùng làm thực phẩm: Loại cây này còn được dùng để chế biến thành một số món ăn ngon như salad xương rồng, gỏi xương rồng, xương rồng xào ớt…

Chú ý: Trong nhựa cây xương có chứa một số độc dược. Chính vì bạn không được tự ý sử dụng mà phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ.

  1. Cách trồng và chăm sóc cây Xương Rồng

Cây xương rồng là một loại cây chịu khô hạn rất tốt. Tuy nhiên, khi trồng trong chậu làm cảnh thì chúng ta cũng cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Bởi nếu tưới quá nhiều nước sẽ làm cây úng và chết… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách trồng và chăm sóc chúng nhé.

Cách trồng cây xương rồng

Hiện nay, trồng xương rồng có một số cách như trồng bằng hạt, dâm cây, hoặc cấy ghép. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng cách một nhé.

– Cách trồng xương rồng bằng hạt

Bước 1: Lựa chọn hạt giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạt to khỏe, cần cam kết mức độ nở hạt từ người bán.

Bước 2: Làm đất để gieo hạt. Chúng ta nên xử lý và tưới nước sao cho đất ẩm, thoáng nước để tránh hạt bị ngập úng và thôi sau này.

Bước 3: Dùng tay rắc đều hạt xương rồng đã qua xử lý trên bề mặt luống. Sau đó phủ lên bề mặt luống một lớp đất nhỏ hoặc tro trấu. Chúng ta chỉ cần phủ một lớp mỏng bên trên giúp hạt giữ ẩm và dễ dàng nảy mầm sau này.

Hạt xương rồng có thời gian nảy mầm lâu, khoảng gần 1 tháng. Do đó, khi trồng xương rồng bằng phương pháp gieo hạt thì bạn cần sự kiên trì, tránh sự nôn nóng. Sau khi hạt nảy mầm, chúng ta tiến hành tưới nước giữ ẩm cho cây.

Bước 4: Sau một thời gian khi cây con đã bắt đầu phát triển, bạn cần phải cho chúng vào chậu trồng. Chậu trồng cần có lỗ thoát nước ở đáy, đất cần tơi xốp và thoáng nước. Khéo léo đánh cây con từ luống để cây không bị đứt rễ. Sau đó, bới một lỗ nhỏ ở chậu đất rồi đặt cây con vào và lấp đất.

  Cà Rốt và 15 tác dụng chữa bệnh thần kỳ đối với sức khỏe con người

Sau khi trồng vào chậu nên đặt cây vào nơi có ánh sáng yếu, ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và tối. Khoảng sau 2-3 tuần khi bộ rễ phát triển, chúng ta mới tiến hành để cây ra ngoài trời.

Cách trồng cây xương rồng bằng hạt
Cách trồng cây xương rồng bằng hạt

– Trồng xương rồng bằng phương pháp giâm cành

Ngoài gieo hạt, bạn cũng có thể trồng xương rồng bằng phương pháp giâm cành. Đây là một loại cây có mức độ sinh tồn rất cao. Chỉ cần một nhánh cây bị tách khỏi cây mẹ, chúng sẽ sinh trưởng thành một cây riêng biệt. Phương pháp giâm cành được tiến hành như sau:

Bước 1: Dùng dao đã khử trùng tách một nhánh trên cây mẹ.

Bước 2: Chúng ta nên để nhánh cây đã tách vào bóng râm mát và khô ráo một thời gian chứ không nên trồng ngay. Bởi khi để cây vào bóng râm sẽ giúp cây liền sẹo và làm quen với điều kiện sống mới.

Bước 3: Sau khoảng 1 đến 2 tuần khi cây đã liền vết cắt, chúng ta mới tiến hành trồng. Cách trồng rất đơn giản, chỉ cần bớt một lỗ nhỏ rồi nhét cây vào và lấp đất.

Cách trồng này thích hợp cho những bạn chưa có kinh nghiệm trồng cây xương rồng. Thao tác rất đơn giản, tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

– Trồng xương rồng bằng cách ghép cây

Bước 1: Bạn dùng dao bén vạt xéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm (như chữ V), cũng có thể cắt bằng mặt. Sauu đó lấy cành ghép từ cây giống khác cũng vạt theo cách tương ứng đã làm ở gốc ghép, rồi ráp chúng lại cho liền với nhau.

Bước 2: Dùng sợi chỉ nhỏ ràng chặt chúng cho dính vào nhau. Khi ràng chỉ, ta lợi dụng các mấu gai làm điểm tựa để giữ chặt các mối chỉ khỏi bị tuột ra. Việc ràng chỉ giúp mối tháp mau liền mí và giúp vết ghép không bị chênh.

Việc tháp cành này nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc ghép và cành ghép còn ướt nhựa mới tốt.

Cách chăm sóc cây Xương rồng

Sau khi trồng cây coi như chúng ta đã xong giai đoạn đầu. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, chúng cần có một chế độ chăm sóc chuẩn.

Tưới nước cho Xương rồng

Xương rồng la loại cây chịu hạn tốt. Tuy nhiên chúng ta cần cung cấp nước giúp chúng phát triển tốt hơn. Nước tưới nên lựa chọn loại nước có độ PH trung bình như nước giếng hoặc nước máy. Tưới với lượng nước vừa đủ, không nên tưới quá đẫm sẽ làm cây bị úng chết.

Nếu bạn trồng cây ở ban công hoặc sân thượng có nhiệt độ cao thì có thể tưới 2 đến 3 lần/ tuần. Còn cây để bàn làm việc thì 1 lần/ tuần là cây sẽ phát triển tốt.

Nhiệt độ và ánh sáng

Cây xương rồng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 28 độ c. Do đó, đây là loại cây khá thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta.

Cây xương rồng là loại cây ưa ánh sáng. Do đó, khi trồng trong nhà hoặc bàn làm việc thì bạn nên cho cây ra ăn nắng khoảng 1 đến 2 lần/ tuần vào các buổi sáng. Những cây để trong nhà tránh cho ăn nắng vào ban trưa hoặc ánh nắng mạnh sẽ làm chúng bị cháy lá hoặc táp lá.

Bón phân cho xương rồng

Xương rồng cũng giống như các loài cây cảnh khác. Do điều kiện trồng trong chậu nên chúng ta cần cung cấp thêm phân bón để chúng có thêm dưỡng chất phát triển. Liều lượng và các loại phân bón như sau:

– Ở giai đoạn cây con, bạn nên bón phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-20.

– Giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30 ( được sử dụng thường xuyên nhất), 20-30-20.

– Giai đoạn ra hoa là NPK 6-30-30. Còn nếu muốn kích thích ra hoa bạn nên bón NPK 10-60-10 ( phân đặc hiệu kích thích ra hoa).

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn một số thông tin bổ ích về cây xương rồng. Nếu bạn có bất kỳ điều gì băn khoăn hoặc muốn biết rõ hơn về loại cây này thì hãy nhanh liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *