Cây sâm đất là loại cây dược liệu quý có thể chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Không chỉ là “vị thuốc” lành tính mà sâm đất còn được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến cho bạn một số thông tin hữu ích về cây sâm đất. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

-
Cây Sâm Đất là cây gì?
Cây sâm đất có tên khoa học là Talinum fruticosum. Thuộc họ rau sam. Sâm đất còn được gọi với các tên khác như sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm mồng tơi, giả nhân sâm, sâm thảo…. Sâm đất thuộc dạng cây thân thảo. Hệ thống rễ cây phát triển thành củ lớn và là nguyên liệu dùng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Rễ sâm đất hình thoi, mập và có nhiều rễ phụ. Thân sâm đất được phân thành nhiều nhánh và mang màu đỏ tía nổi bật. Thân cây cứng, nhẵn và khi trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 50cm.
Lá cây hình xoan, có nhiều lông màu trắng, mép lá lượn sóng và gân nổi rõ hình mạng. Quan sát kỹ bạn sẽ thất phiến lá sâm đất mập, hơi dày và bóng ở hai mặt. Hoa của sâm đất màu hồng và khá nhỏ. Hoa mọc xếp thành từng chùm thưa ở các nhánh và ngọn. Chùm hoa có độ dài khoảng 30cm.
Sâm đất ra hoa vào khoảng tháng 6 -7 và kết quả vào tháng 9 – 10 hàng năm. Quả sâm đất mọng và có màu nâu đỏ khi chín. Quả có kích thước nhỏ, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, dẹt màu đen. Thoạt nhìn bạn sẽ thấy quả cây sâm đất có phần giống với quả cây mồng tơi rất dễ gây nhầm lẫn. Sâm đất có củ hình trụ, dạng nang và có lông tơ bao phủ.
-
Phân bố của cây Sâm Đất
Vào khoảng đầu thế kỷ 20, lần đầu tiên con người tìm thấy sâm đất là ở Trung Mỹ. Ngày nay cây sâm đất được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Châu Úc và một số đảo thuộc Thái Bình Dương.
Năm 1909 sâm đất được du nhập vào Việt Nam và ban đầu thì cây không có tên gọi cả. Do cây mọc hoang dại ở các vùng đất tự nhiên, tự sinh tự diệt. Mãi cho đến sau này khi phát hiện các công dụng của cây thì người ta mới gọi là sâm đất.
Tại Việt Nam, sâm đất thường mọc trên các ruộng hoa màu, bãi cát, ven đường đi vùng ven biển. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An…. là các tỉnh có sâm đất mọc và được trồng nhiều nhất.
-
Cây Sâm Đất có thành phần gì?
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong sâm đất có chứa một hàm lượng rất lớn chất protein. Đồng thời trong cây còn chứa các thành phần hóa học cơ bản như: Boerhhavicacid, potassium nitrate, punarnavine, phlobaphenes, tannins…..
Trong phân tích thu được thì sâm đất còn chứa các thành phần nguyên tố khoáng đó là: sodium, potassium, calcium, magnesium, nitrate, silica, sulphates, phosphates… Ngoài ra, tổng số rễ sâm đất chứa đến 0.04% alkaloid cùng chất thơm, tinh bột, và một chất dầu bay hơi.
Trong đông y, sâm đất có vị ngọt, tình bình, mát có công dụng chữa ho và suy nhược cơ thể rất tốt.
-
Cây Sâm Đất có công dụng gì?
Cây sâm đất là loại dược liệu quý, có vị ngọt, tính bình có tác dụng chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Một số công dụng tuyệt vời của sâm đất phải kể đến là:

Sâm đất bồi bổ cơ thể và giảm mệt mỏi
Cơ thể mỏi, suy nhược bạn có thể dùng bài thuốc chữa trị bằng sâm đất bằng cách: Dùng 200g sâm đất tươi hầm với sườn heo. Chia thành nhiều phần và ăn trong ngày. Một tuần dùng 2 bữa và sử dụng liên tiếp trong 1 tháng. Bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh không còn cảm giác mệt mỏi hay chán ăn nữa.
Chữa tiểu đường
Dùng 75g cây sâm đất tươi hoặc 25g sâm khô sắc lấy nước uống trong ngày và uống liên tục trong 1 tháng. Bạn sẽ thấy mức đường huyết trong máu sẽ dần ổn định hơn.
Bồi bổ máu
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của cơ thể mà bạn điều chỉnh lượng sâm đất từ 40 đến 80g cho phù hợp. Tiếp đến bạn cho sâm vào sắc lấy nước uống mỗi ngày. Qua một thời gian sử dụng đi kiểm tra sức khỏe bạn sẽ thất lượng máu trong cơ thể ổn định hơn rất nhiều.
Trị tiêu chảy
Dùng 15 – 30g sâm đất cùng 15g đại táo. Cho vào nồi và sắc lấy nước uống trong ngày.
Điều trị bệnh kiết lỵ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g lá sâm cùng 100g cỏ sữa cho vào nồi sắc cùng 400ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp và chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Lấy một lượng sâm đất khô vừa đủ và tán thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy khoảng 10g hòa cùng 1 lít nước sôi. Để nguội và uống như trà.
Điều trị mụn nhọt
Khi bị mụn nhọt, bạn lấy hạt quả sâm cho vào ngâm cùng với nước. Sau đó hỗn hợp sẽ tạo ra chất keo như thạch. Bạn lấy chất keo này và đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
Trị mồ hôi trộm
Bài thuốc chữa mồ hôi trộm rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy nửa cái dạ dày lợn làm cho thật sạch cho vào hầm nhừ cùng với 60g sâm đất. Chia thành nhiều phần và ăn trong ngày. Qua một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy dấu hiệu của bệnh thuyên giảm đi nhiều.
Giải độc và bảo vệ gan
Dùng 10 -25g cây sâm đất khô sắc lấy uống uống thay trà. Hoặc bạn có thể lấy sâm tán thành bột mịn uống cùng với nước để giải khát vào mùa hè. Ngoài ra, món canh lá sâm đất là món ăn có công dụng thanh nhiệt và đảo thải các độc tố trong gan rất hữu hiệu.
Điều trị triệu chứng ho lâu ngày không khỏi
Người bị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi hãy lấy 20g sâm đất cùng 20g thông thảo, 20g hà thủ ô trắng, 1 con gà nhỏ. Làm sạch tất cả các nguyên liệu cho vào nồi đổ ngập nước hầm nhừ. Trong khi hầm nhớ hớt bớt phần mỡ nổi trên bề mặt. Ăn cả cái và nước.
Hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp
Bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 12g sâm đất sắc lấy nước và uống thay trà mỗi nhà. Trà sâm có công dụng làm giảm huyết áp và điều hòa cholesterol trong máu rất tốt.
Điều trị lở, ghẻ
Khi bị lở, ghẻ bạn hãy dùng rễ và lá sâm đất đun lấy nước tắm mỗi ngày. Không chỉ vậy, nước sâm đất còn giúp các vết sẹo nhanh lành hơn.
Hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp
Lấy 700g sâm đất tươi rửa sạch ngâm cùng nước muối loãng. Cho sâm vào bình ngâm cùng 5 lít rượu trắng. Bảo quản ở rượu sâm ở nơi thoáng mát trong vòng 6 tháng là dùng được. Mỗi lần uống một cốc nhỏ, ngày uống 2 lần và một ngày không uống quá 50ml.
Bồi bổ sức khỏe cho người mới phẫu thuật
Nguyên liệu cần chuẩn bị 200g hoàng kỳ hầm lấy nước và cho thêm 300g sườn lợn đã được sơ chế vào nước đun mềm. Sau đó bạn cho thêm khoảng 200g sâm đất vào đun khoảng 5 -10 phút. Thêm gia vị vào ăn kèm với cơm. Một tuần ăn từ 2 -3 lần.
-
Cách dùng cây sâm đất
Tùy thuộc vào mục đích người sử dụng sẽ có cách dùng cây sâm đất khác nhau. Một số cách dùng sâm đất phổ biến hiện nay là:
– Dùng làm thực phẩm: Bạn có thể dùng lá sâm đất, củ sâm dùng một mình hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến món ăn bổ dưỡng.
– Dùng uống thay trà: Dùng bột sâm đất tán mịn, hoa sâm đất hãm thành trà uống mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
– Ngâm rượu: Củ sâm đất có thành phần giá trị dinh dưỡng cao nhất nên thường được dùng để ngâm rượu.
– Dùng làm thuốc: Các bộ phận của cây sâm đất khô và tươi sắc cùng các vị thuốc khác trong đông y để chữa trị một số bệnh ở người…..
Chú ý khi sử dụng sâm đất chữa bệnh thì bạn cần hỏi thật kỹ ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như bệnh của mình. Để từ đó biết được mình có sử dụng sâm đất được hay không hoặc điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Không dùng sâm đất cho phụ nữ có thai. Bởi chưa có tài liệu nào chứng minh cây sâm đất sử dụng an toàn cho đối tượng này.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số công dụng cực hữu ích về cây sâm đất. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về loại sâm này thì hãy nhanh liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.