Cây Phú Quý có ý nghĩa gì? Cách trồng chăm sóc và phòng bệnh cho cây

Thú vui chơi cây cảnh giờ chẳng còn xa lạ gì ở nước ta. Trong số những loài cây đang nhận được sự yêu thích thì cây Phú Quý chắc có lẽ phải ở top đầu. Hiện bạn đang muốn trồng cây nhưng chưa hiểu rõ về loài này? Bạn đang muốn mua nhưng không biết giá cây như thế nào? Không cần quá lo lắng, bài viết sau đây sẻ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin xung quanh loài cây này.

Cây Phú Quý là cây cảnh phong thủy được trồng rất nhiều hiện nay
Cây Phú Quý là cây cảnh phong thủy được trồng rất nhiều hiện nay
  1. Cây Phú Quý là cây gì?

Cây Phú Quý còn có tên khoa học là Aglaonema Red. Loài cây này nổi bật với lá màu đỏ, khá thu hút người nhìn. Bên cạnh đó, cây còn thân cây cũng khá đẹp với màu trắng hồng nổi bật. Từ thân cây sẽ vươn thẳng lên nhiều nhành lá.

Lá của cây có nhiều điểm đặc biệt. Như viền của lá sẽ có màu hồng đỏ trong khi bề mặt lá lại có màu xanh đậm bóng nhẵn. Lá của cây khá mỏng, khá nhọn ở phía đầu lá và bầu ở phía cuống lá. Cây Phú Quý là loài cây rễ chùm, dài và có màu trắng ngà.

Thuốc giống cây bụi nên cây Phú Quý còn được nhân giống bằng phương pháp tách bụi. Những bụi cây phát triển và lan rất nhanh. Điều đặc biệt, cây có thể sống ở môi trường đất và cả môi trường nước.

Khi chăm sóc cây tốt thì cây sẽ ra hoa từng cụm. Những bông hoa sẽ được bọc trong những mo hoa trắng muốt. Những đặc điểm về lá, hoa luôn là những ưu điểm luôn được yêu thích nhất về loài cây này.

  1. Ý nghĩa phong thủy của cây Phú Quý

Không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp trời phú mà còn bởi vì ý nghĩa phong thủy của cây mang lại. Một số thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa phong thủy của cây.

Cây Phú Quý có ý nghĩa gì?

Với màu đỏ nổi bật tượng trưng cho sự may mắn thì trong phong thủy cây Phú quý tượng trưng cho những điều tốt lành. Bên cạnh đó, đúng với tên gọi người ta đã đặt, cây Phú Quý còn mang lại sự giàu sang, tài lộc cho gia chủ.

Hơn nữa khi đem tặng cây Phú Quý cho người khác thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp hơn. Đó chính là biểu tượng cho một lời chúc tốt đẹp. Và mong muốn 1 cuộc sống thịnh vượng, phát tài, phát lộc cho người nhận. Đây là một món quà rất phù hợp trong những ngày như lễ tết, khai trương,…

Hiện nay, cây Phú Quý có mặt ở rất nhiều nơi như nhà ở, văn phòng, quán cafe hay ở quầy kế toán, lễ tân,… Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt mà cây Phú Quý còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có thể loại bỏ được các chất độc như benzen, formaldehyde và loại bỏ được khói bụi trong môi trường sống.

  Cách trồng rau mầm và chế biến rau thành những món ăn ngon
Cây Phú Quý mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Cây Phú Quý mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Cây Phú Quý hợp với mệnh gì?

Cây Phú Quý với màu sắc đỏ, hồng, tím thì theo những chuyên gia cây rất phù hợp với mệnh Hỏa. Bên cạnh đó, lá cây còn có màu xanh đẫm thuộc hành Mộc cũng rất hợp với mệnh Hỏa. Vì vậy, đối với những người mệnh Hỏa thì chọn cây Phú Quý để trồng là tốt nhất.

Những người mệnh Hỏa trồng cây Phú Quý sẽ giảm bớt được những căng thẳng trong cuộc sống. Bên cạnh đó còn kìm hãm tính khí bốc đồng và gia tăng vận khí tốt cho người trồng. Hơn nữa, trồng cây còn giúp họ gia tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp ở mức cao hơn.

Bên cạnh đó, những người có mệnh Thổ cũng rất thích hợp để trồng loại cây này. Vì theo các chuyên gia về phong thủy thì Hỏa sinh Thổ. Với lại màu đỏ cũng chính là màu sắc tương sinh của mệnh Thổ. Cây cũng sẽ giúp gia tăng tài lộc, vận may đến cho gia chủ có mệnh Thổ.

  1. Cách trồng cây Phú Quý

Khác với một số loài cây khác thì cây Phú Quý có điều đặc biệt hơn. Đó là bạn có thể trồng cây ở cả 2 môi trường đó là đất và nước.

Trồng cây ở môi trường đất

Đầu tiên là bạn phải chuẩn bị đất trồng. Để cây phát triển một cách tốt nhất thì bạn phải chọn loại đất tơi, xốp. Hoặc cũng có thể dùng hỗn hợp mùn cưa, tro trấu và xơ dừa để trồng cây. Chọn chậu trồng thì phải chọn những chậu có lỗ thoát nước.

Trồng cây Phú Quý với đất
Trồng cây Phú Quý với đất

Bạn có thể tiến hành trồng cây theo các bước sau:

– Bước 1: Chuẩn bị cây giống

– Bước 2: Bỏ 1 ít đất vào chậu sau đó thêm 1 lớp phân để bón lót rồi tiếp tục lại bỏ thêm 1 ít đất vào.

– Bước 3: Cho cây vào sau đó lấp gốc cây lại. Tưới 1 ít nước để cây được cung cấp ẩm, nước và hòa tan các chất dinh dưỡng.

Khi trồng cây bạn không nên chọn những bụi cây lớn. Vì đặc tính của cây là phân bụi nên sau 1 thời gian cây tách được thành nhiều bụi. Cũng vì đặc điểm này mà sau 1 thời gian trồng cây bạn nên tách bụi cây hoặc thay chậu mới cho cây.

Trồng cây Phú Quý thủy sinh

Đối với cây Phú Quý thì người ta chuộng trồng trong nước hơn là trong đất. Vì cây có bộ rễ trắng ngà nên khi trồng cây trong nước sẽ tăng lên được vẻ đẹp của cây.

Phú Quý trồng thủy sinh rất đẹp
Phú Quý trồng thủy sinh rất đẹp

Để trồng cây bạn cần làm theo những bước sau:

– Bước 1: Chuẩn bị cây giống và bình để trồng cây. Tốt nhất là nên chọn bình thủy tinh trong suốt để tăng vẻ đẹp cho chậu cây cảnh.

  Cây nguyên liệu là gì? những loại cây nguyên liệu thường nhật hiện nay

– Bước 2: Rửa thật sạch rễ của cây. Sau đó cắt bỏ đi rễ rễ quá dài và rễ đã bị hư, rễ đen. Nếu được thì bạn nên ngâm rễ cây trước 1 đến 2 ngày trước khi đưa đi trồng thủy sinh.

– Bước 3: Hòa tan ít giọt dung dịch thủy sinh cùng với nước sạch đã để sẵn. Sau đó để cây vào bình trồng. Phải đảm bảo rằng rễ cây đã được ngập hoàn toàn trong nước.

Để tăng thêm tính thẩm mỹ cho bình cây của bạn thì bạn cũng có thể để thêm vào đó một ít đá màu, sỏi trắng vào chậu trồng. Hơn nữa, bạn cũng có thể một số con cá nhỏ vào để thêm phần bắt mắt. Hơn nữa, nuôi cá trong chậu trồng còn giúp ngăn ngừa lăng quăng sinh trưởng.

  1. Cách chăm sóc cây Phú Quý

Để cây phát triển tốt nhất thì khi chăm sóc cây bạn phải quan tâm tới 3 yếu tố quan trọng nhất. Thứ nhất nước – độ ăm, thứ 2 là ánh sáng và cuối cùng là phân bón cho cây.

Nước – độ ẩm

Đầu tiên là đối với lượng nước và độ ẩm khi trồng cây trong đất. Cây Phú Quý không cần quá nhiều nước, vì vậy theo định kỳ 2 tuần tưới nước 1 lần là được. Tuy nhiên, khi bạn thấy bề mặt đất khô thì cũng có thể tưới nước thêm cho cây.

Khi đến mùa Hè, Không khí nắng và oi bức thì bạn cũng có thể bổ sung lượng nước nhiều hơn cho cây. Còn đối với những cây ở ngoài trời vì có mưa và sương nên có thể hạn chế tưới nước hơn.

Tiếp đến là trồng cây trong nước. Cây có tốc độ sinh trưởng tốt, nhanh ra lá mới. Hơn nữa lá cây khá sum suê, lượng nước sẽ thoát ra từ lá nhiều. Vậy nên, lượng nước có trong bình cũng sẽ nhanh cạn hơn. Khi trồng cây trong bình thì bạn nên cung cấp nước nhiều cho cây sinh trưởng tốt.

Bên cạnh cung cấp nước thì thay nước cũng là một việc hết sức quan trọng. Vào mùa mưa thì khoảng 7-10 ngày thay nước cho cây 1 lần, còn mùa nắng thì sẽ là 5-7 ngày. Thi thay nước cho cây bạn nên làm theo trình tự sau:

– Bước 1: Lấy cây ra sau đó rửa nhẹ phần rễ và lá dưới vòi nước. Khi rửa không được chà xát mạnh vào phần rễ và hãy loại bỏ đi những phần rễ bị hư hại.

– Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bình thủy tinh rồi để cây lại vào bình. Nếu có bỏ bỏ đá màu hay sỏi trắng vào thì bạn cũng hãy vệ sinh chúng.

– Bước 3: Hoàn tan dung dịch thủy canh với nước sạch theo tỷ lệ 1:10 rồi sau đó đổ vào bình.

Ánh sáng, nhiệt độ để trồng cây

Cây Phú Quý là một loài ưa bóng. Tuy nhiên, do cây lại có nhiều sắc tố lá nên bạn cũng nên đưa cây ra “tắm nắng” vào buổi sáng. Việc này sẽ giúp cây có lá màu xanh hơn. Nên cho cây hứng nắng khoảng 2 giờ đồng hồ, từ 7 đến 9 giờ sáng là được. Việc này ít nhất 1 tuần bạn phải thực hiện 1 lần.

Cây có khả năng chống chịu cao. Nên bạn có thể trồng cây ở trong nhà, nơi có ít ánh sáng và ngay cả trong môi trường máy lạnh. Tuy nhiên, bạn nên tránh đưa cây ra ánh nắng gay gắt vào buổi trưa. Việc này có thể làm cháy lá dẫn đến chết cây.

  CÁCH ƯƠM MẦM SU SU – TRỒNG SU SU- HTIEN CP

Ngoài ánh sáng ra thì bạn cũng phải quan tâm đến nhiệt độ môi trường sống của cây. Để cây phát triển tốt nhất thì nên trồng cây nơi có nhiệt độ từ 15 đến 30 độ. Tuy có sức chống chịu cao nhưng khi ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây khó lòng mà phát triển. Bạn nên tránh trồng cây ở nơi có lửa, nhiệt độ cao như bếp.

Đây là loại cây rất dễ chăm sóc
Đây là loại cây rất dễ chăm sóc

Bón phân – bổ sung dinh dưỡng cho cây

Dù là trồng trong môi trường thủy sinh hay đất thì bạn cũng phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Đối với cây Phú Quý trồng đất thì bạn có thể pha loãng phân bón để tưới cho cây. Cụ thể, pha loãng một ít phân bón NPK cùng với nước rồi bón cho cây. Chỉ cần 2 tháng bạn bón phân cho cây 1 lần là được.

Còn đối với cây trồng trong nước thì không cần quá cầu kỳ. Theo chu kỳ, mỗi tuần bạn chỉ cần nhỏ thêm vào bình vài giọt dung dịch dinh dưỡng là được. Bón phân cho cây là một việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây Phú Quý. Việc này không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt hơn mà còn lại nhiều may mắn, tài lộc hơn.

  1. Phòng trị bệnh cho cây Phú Quý

Khi trồng cây trong môi trường ít sáng, ẩm thấp sẽ làm cho cây dễ mắc bệnh thối lá. Khi này bạn chỉ cần cắt bỏ những lá hư.

Nếu bị thối ở cuống lá thì bạn bạn cũng nên cắt bỏ luôn phần cuống. Sau đó đem rửa sạch toàn bộ cây, đặc biệt là chỗ bị thối bằng nước sạch. Sau đó là thay bình trồng cây rồi đưa cây ra chỗ thoáng mát và có ánh nắng.

Bên cạnh đó, cây Phú Quý cũng rất dễ bị mắc các bệnh như phấn trắng, đốm lá rầy bám. Khi bị mắc bệnh thì bạn nên dùng nước muối, nước vôi pha loãng hoặc oxy già lau nhẹ bề mặt lá.

Nếu cây bị bệnh quá nặng thì bạn cũng có thể dùng đến các loại thuốc để chữa bệnh cho cây. để phòng bệnh cho cây bạn nên lau bề mặt lá 1 tuần 1 lần.

  1. Cây Phú Quý giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cây Phú Quý hiện được rất nhiều người người tìm mua. Vì vậy, sẽ có nhiều người chém giá lên cao đối với những người chưa có kinh nghiệm mua cây cảnh. Theo kinh nghiệm của những người trồng cây cảnh, giá trên thị trường thì mỗi cây Phú Quý sẽ có giá khoảng 200.000 đồng.

Với nhu cầu mua cây Phú Quý ngày càng tăng cao thì hiện nay cây đã có mặt ở rất nhiều nơi. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây ở những cửa hàng bán cây cảnh hay ngay cả trên những ứng dụng online như shopee, sen đỏ,…

Trên đây chính là tất cả những thông tin liên quan đến loài cây Phú Quý. Hy vọng rằng bạn đã có thêm những kinh nghiệm trong việc mua và chăm sóc cây. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Xem thêm : 99+ Mẫu cây cảnh đẹp cực nên trồng

Camnangnuoitrong.com

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *