Chúng ta vẫn thường hay nhắc đến cây Hoàn Ngọc như một loài thần dược chữa viêm loét, đường tiêu hóa, nấm mốc. Ngày nay, loại cây này cò có khả năng chữa nhiều bệnh hơn thế nữa. Cùng camnangnuoitrong tìm hiểu về cây cũng như công dụng, cách dùng của nó qua bài viết dưới đây.
Cây Hoàn Ngọc là cây gì?
Cây Hoàn Ngọc là một loại cây có tên khoa học là Pseuderanthemum ( Nees) Radlk. Nó thuộc họ cây Ô Rô ( Acanthaceae). Người ta còn hay gọi nó là cây xuân hoa, cây nhật nguyệt, cây con khỉ, cây thần tượng linh và một số tên gọi khác.
Đặc điểm của cây Hoàn Ngọc
Đây là cây phát triển theo bụi, sống nhiều nam. Chiều cao của cây tầm 1 đến 3m. Thân cây non, mềm màu xanh lục. Cây phát triển thành nhiều cành mảnh và ngắn. Gốc của cây có hình dạng hình thang và đầu nhọn, được bảo tồn nguyên vẹn. Phần gốc khi già hóa gỗ có màu nâu.
Lá mọc đối nhau, có hình mũi giác, mềm, không xơ. Mặt phải có màu xanh thẫm, mặt trái màu xanh nhạt. Lá khi già có vị đắng, lá no sẽ không có mùi vị. Khi lá già có màu vàng dễ rụng. Chiều dài lá khoảng 12 đến 17cm.
Cây ra hoa màu trắng pha chút tím. Là loài hoa lưỡng tính. Phấn hoa màu tím, nhẵn. Các cụm hoa được mọc xen kẽ ở lá hoặc đầu các cành.
Cây phát triển mạnh mẽ và tăng vọt vào mùa mưa. Cành lá nhiều, sum sê.
Cây Hoàn Ngọc có mấy loại?
Có 2 loại cây Hoàn Ngọc đó là hoàn ngọc tím và hoàn ngọc xanh:
– Hoàn ngọc tím: Cây có lá nhỏ với màu tía. Loại cây này không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh tật.
– Hoàn ngọc xanh: Đây là cây Hoàn Ngọc thật và được sử dụng để làm thuốc.
Phân bố của cây Hoàn Ngọc
Tại Việt Nam, loài cây này được trồng ở nhiều nước, trải dài từ Bắc vào Nam, từ Đồng Bằng lên miền núi. Loài cây này hầu như đều được người dân trồng làm cây thuốc.
Vào mùa mưa, cây ra lá nhiều nên có thể hái lá tươi để dùng hoặc về sấy khô dùng dần. Đối với những cây được trồng lâu năm có tuổi đời từ 7 năm trở lên có thể đào mang về làm thuốc.
Cây Hoàn Ngọc có thành phần gì?
Trong cây Hoàn Ngọc có chứa các thành phần chính như sterol, flavonoid, carotenoid, đường khử và các acid hữu cơ.
Trong mỗi lá tươi sẽ có chứa 2.65mg chất diệp lục; 35,5mg protein hòa tan; 0,8% polysaccarid, 875,5mg% canxi, 837,6mg% magie; 587,5mg% kali; 162,7mg5 natri; 38,75mg% sắt; 37,5mg% nhôm; 0,43mg% đồng; 0,34mg5 mangan; 0.19mg% niken.
Cây Hoàn Ngọc có tác dụng gì?
Được biết đến như một thần dược chữa được rất nhiều bệnh, cây Hoàn Ngọc đã ngày càng phổ biến và được nhiều người trồng ngay trong vườn nhà mình. Dưới đây là một số công dụng điển hình nhất của loài cây này.
Hỗ trợ phòng chống và điều trị ung thư
Hoạt chất chính có trong cây đó là axit pomolic.Nhờ sự xuất hiện các hoạt chất này trong cây để có thể hóa giải được các khối u kháng thuốc điều trị. Khi đó, các axit pomolic sẽ tác động lên tế bào ung thư làm áp đảo protein Bcl-2 hoặc Bcl-xl. Khi đó sẽ làm suy giảm khả năng kháng thuốc của các tế bào ung thư
Bên cạnh đó, trong cây còn chứa hàm lượng lupeol cao. Đây cũng là một trong những hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy.
Điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây Hoàn Ngọc thực sự đem lại thành công lớn trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Nó có tác dụng giúp ổn định và tăng cường cơ chế hoạt động của các hoocmon insulin có trong máu, điều hòa đường huyết và ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Ổn định huyết áp cho những người huyết áp cao
Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột của P.khonsung và các cộng sự đã cho thấy, những dịch chiết từ lá cây này sẽ có tác dụng làm hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.
Hỗ trợ trong việc điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh này người ta hay sử dụng nắm lá hoàn ngọc tươi, xay chung với nước. Ngày uống 3 lần, thực hiện đều đặn trong vòng 1 tháng thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng
Trong cây có hoạt chất betulin hỗ trợ thải độc ở gan rất tốt. Sự kết hợp của hoạt chất này với lupeo, axit pomolic sẽ mang về hiệu quả tốt cho việc điều trị các bệnh lý về gan.
Thầy thuốc thường sử dụng lá tươi hoặc khô để chữa bệnh. Đối với lá tươi chỉ cần nhai hoặc ăn sống khi thấy bụng đói. Còn đối với lá khô thì nên nghiền thành bột rồi hòa với bột tam thất để sử dụng. Ngày uống 3 lần, pha với nước nóng để sử dụng.
Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Nó mang lại tác dụng hiệu quả trong việc điều trị và chữa các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, rối loạn hệ tiêu hóa… Chỉ cần dùng khoảng 3 ngày mỗi ngày dùng 4 lần và sử dụng lá tươi để nhai là bệnh sẽ khỏi.
Chữa viêm, lở loét
cây Hoàn Ngọc có chứa hàm lượng các sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường thử. Các chất này sẽ có tác dụng kháng khuẩn, ấm làm lành vết thương nhanh, tiêu mủ và làm tan các sẹo lồi.
Người bệnh có thể sử dụng lá tươi giã với một ít muối trắng rồi lấy đắp lên vùng bị lở loét. Sau vài ngày sử dụng thì tình trạng sẽ có dấu hiệu giảm.
Trị cảm cúm, sốt cao
Những người bị cảm cúm, sốt cao và đặc biệt là trẻ em thường được lấy lá tươi và nhãi ngày 3 lần để hạ sốt, giảm đau đầu.
Cầm máu
Cây ngọc hoàn mang lại hiệu quả cho việc chữa các bệnh như xuất huyết trong hệ tiêu hóa, chảy máu do chấn thương, xuất hiện máu trong phân, tiểu ra máu…
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng
Bạn có thể dùng cây tươi hoặc khô trong việc điều trị viêm đại tràng. Nếu dùng khô thì hãy lấy cả và và thân kết hợp thêm với khổ sâm sắc nước dùng mỗi ngày sẽ mang về hiệu quả rất tốt.
Cách dùng cây Hoàn Ngọc
Cây Hoàn Ngọc được dùng nhiều để làm thuốc. Do đó chúng ta có thể sử dụng theo 2 cách sau.
Dùng lá tươi: Đối với những người bị đau bụng đi ngoài, ngày dùng khoảng 5 lần, mỗi lần sử dụng tầm 5 lá. Để mang lại hiệu quả tốt nhất nên ăn trước khi bụng đói, đặc biệt là buổi sáng.
Sử dụng cây khô: Đối với cây Hoàn Ngọc khô, bạn có thể dùng lá và thân. Phơi khô chúng và sắc uống thay nước trong hàng ngày. Bạn nên dùng khoảng khoảng 60 gam/ ngày. Đối với những người bị viêm đại tràng, hệ tiêu hóa kém bạn nên dùng kết hợp với khổ sâm. Sắc khổ sâm với cây Hoàn Ngọc để lấy nước uống hàng ngày.
Cây Hoàn Ngọc có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nhưng nếu không biết cách dùng, dùng quá liều hoặc lạm dụng cây để chữa bệnh thì bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như người mệt mỏi, choáng váng. Để sử dụng cây mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
+ Khi nhai lá phải nhãi thật kỹ và chậm để tuyến nước bọt phát huy được hết các tác dụng của lá
+ Tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người mà sử dụng với liều lượng khác nhau. Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc để có một liều lượng dùng hợp lý.
FAQ: Những giải đáp về Cây Hoàn Ngọc
1. Cây Hoàn Ngọc có tác dụng gì?
Cây Hoàn Ngọc có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt, nó có thể hỗ trợ điều trị ung thư, điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp cao, điều trị tuyến tiền liệt và u xơ phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, chữa bệnh về đường tiêu hóa, điều trị viêm và lở loét, trị cảm cúm và sốt cao, cầm máu, và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng.
2. Cây Hoàn Ngọc có thành phần gì?
Trong cây Hoàn Ngọc có chứa các thành phần chính như sterol, flavonoid, carotenoid, đường khử và các acid hữu cơ. Ngoài ra, lá cây còn có chứa canxi, magie, kali, natri, sắt, nhôm, đồng, mangan, niken và nhiều chất dinh dưỡng khác.
3. Cách sử dụng cây Hoàn Ngọc đúng cách?
Cây Hoàn Ngọc có thể sử dụng dưới dạng lá tươi hoặc cây khô. Đối với lá tươi, bạn có thể nhai khoảng 5 lá mỗi lần, uống khoảng 5 lần mỗi ngày. Đối với cây khô, bạn có thể phơi khô lá và thân, sau đó sắc nước uống thay nước hàng ngày. Đối với việc điều trị viêm đại tràng, bạn có thể sử dụng cây Hoàn Ngọc khô kết hợp với khổ sâm. Lưu ý là không nên dùng cây Hoàn Ngọc quá liều hoặc lạm dụng, và nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về loài cây Hoàn Ngọc. Hy vọng rằng nó sẽ cung cấp những điều bổ ích nhất cho các bạn. Đây là một loài cây được xem như một loài thảo dược, một vị thuốc quý. Do đó chúng ta có thể trồng lấy một cây trong vườn nhà mình để phòng trị bệnh khi cần thiết nhất.