Cách trồng Đậu Hà Lan trong thùng xốp sai quả – Đậu hà lan trồng tháng mấy??

Cách trồng Đậu Hà Lan trong thùng xốp sai quả – Đậu hà lan trồng tháng mấy?? | Camnangnuoitrong.com

Nhắc đến các loài đậu thì chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua đậu Hà Lan. Ngày nay người ta trồng loại đậu này rất nhiều tại nhà. Vậy bạn đã tìm hiểu về cách trồng cũng như chăm sóc đúng kỹ thuật chưa. Nếu chưa đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu Hà lan
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu Hà lan

1. Cây đậu Hà Lan là cây gì?

Đậu Hà Lan có tên khoa học là Pirum satiuum hay còn được gọi là đậu Hoà Lan. Loài cây rau ăn quả này có nguồn gốc từ Châu Âu và đã du nhập vào nước ta nhiều năm nay. Hiện nay, đậu được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Đây là dạng cây rau ăn quả, thân leo, họ Đậu. Lá màu xanh có 1 đến 3 đôi lá chét, có những lá chét sẽ biến thành tua cuốn và những lá kèm thì rất lớn.

Hoa đậu Hà Lan có màu trắng, dài và hợp thành ống với cánh rộng và mỏng.

Quả có mỏ, dài và màu xanh. Hạt đậu tròn.

Đậu sinh trưởng và phát triển rất tốt khi ở điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C, có không khí ẩm. Khi nhiệt độ trên 25 độ C thì cây nhanh lụi. Đất trồng cây đa dạng có thể là đất cát nhẹ, đất sét nặng thì cây cũng phát triển nhanh.

Thành phần chính có chứa trong 100g hạt đậu là 21,4g protein, 13,7g nước, 54,1g gluxit, 97,0ml can xi, 2,1mg sắt và 311,6 mg photpho.

2. Kỹ thuật gieo hạt đậu hà lan

Đậu hà lan thường được trồng ở Việt Nam từ 15 tháng 10 cho đến 5 tháng 11. Cây cho quả để thu hoạch khoảng từ cuối tháng 12 cho đến đầu tháng 3 năm sau. Trong trường hợp gieo muộn thì cây sẽ bị bệnh phấn trắng nặng. Khi đó sẽ làm giảm năng suất của cây. Do đó trong khi gieo hạt thì bạn nên chú ý thực hiện theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Ngâm ủ hạt giống

Các hạt được chọn làm giống phải to tròn đều, vỏ bóng mịn và không có sâu bệnh. Ngâm hạt giống khoảng 6 đến 8 h rồi vớt ra để ráo nước sau đó ủ hạt ở khăn ẩm trong vòng 1 đến 2 ngày cho hạt nứt nanh thì bắt đầu đem gieo hạt.

Hạt giống đậu Hà Lan được bày bán rộng rãi
Hạt giống đậu Hà Lan được bày bán rộng rãi

Bước 2: Làm đất

Trước khi gieo khoảng 1 tuần thì bạn cần làm cho đất tơi xốp hơn. Cày bừa đất bón lót sau đó trộn cùng phân chuồng ủ hoai. Mục đích của việc Phơi đất khoảng 1 tuần là để tiêu diệt mầm bệnh.

  #129 Cách trồng rau mầm đỗ đen đơn giản không cần tưới nước, đất | Grow green bean sprout at home

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây Đậu Hà Lan trong thùng xốp, chậu ở ban công hoặc sân thượng cây phát triển cũng rất tốt. Thùng xốp nên đục một số lỗ ở dưới đáy để giúp thoát nước tốt hơn, tránh ngập úng cho cây sau này. Đất nên trộn với tro trấu hoặc phân chuồng đã ủ hoai để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Đất hoặc tro trấu trước khi cho vào thùng xốp hoặc chậu cần được xử lý kỹ để tránh sâu bệnh và tạp chất.

Trồng đậu Hà Lan trong thùng xốp ở ban công hoặc sân thượng
Trồng đậu Hà Lan trong thùng xốp ở ban công hoặc sân thượng

Bước 3: Gieo hạt đậu hà lan

Sau khi ủ hạt nảy mầm thì bạn mang hạt đi gieo và gieo theo hàng khoảng cách ở mỗi hạt cách nhau 18 đến 20 cm. Sau khi gieo xong thì phủ một lớp đất mỏng khoảng 3cm lên trên và lấy một ít rơm phủ lên để giữ độ ẩm cho đất giúp hạt nảy mầm nhanh.

Lưu ý khi gieo: Bạn không nên đặt hạt quá sâu xuống dưới mặt đất và tránh lấp lớp đất quá dày bởi nó sẽ cản trở đến sự nảy mầm của đậu.

Gieo đậu cần tưới đều đặn vào mỗi ngày, không được để đất khô cằn, cần đảm bảo đủ độ ẩm giúp hạt có điều kiện nảy mầm tốt.

3. Kỹ thuật trồng cây đậu hà lan

Sau khi bạn đã gieo hạt nảy mầm thì tiến hành trồng cây theo các bước sau đây để cây có thể phát triển nhanh và cho năng suất tốt.

Bước 1: Làm đất trồng đậu hà lan

Tiến hành xới đất giúp cho đất thông thoáng, tạo độ tơi xốp giúp cây phát triển tốt.

Nếu bạn trồng Đậu hà Lan trong thùng xốp hoặc chậu thì nên trộn thêm tro trấu, phân chuồng ủ hoai với đất. Ngoài ra, bạn cũng thế mua đất nông nghiệp mua ở các cơ sở cây giống trồng sẽ rất tốt và không cần xử lý nhiều.

Xử lý đất trồng cây đậu Hà Lan
Xử lý đất trồng cây đậu Hà Lan

Bước 2: Trồng cây

Sau khi hạt lên được 2 đến 3 lá thật thì bạn tiến hành cắt tỉa và loại bỏ những cây yếu, còi cọc và bị sâu bệnh. Giữ lại cây khoẻ mạnh. Khoảng cách để cây phát triển tốt là 20cm.

Sau khi hạt lên được 2 đến 3 lá thật thì bạn tiến hành cắt tỉa và loại bỏ những cây yếu, còi cọc và bị sâu bệnh. Giữ lại cây khoẻ mạnh. Khoảng cách để cây phát triển tốt là 20cm.

Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan trong chậu
Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan trong chậu

Bước 3: Làm giàn

Đây là bước chuẩn bị khi cây phát triển cao được tầm 1,5m. Bạn cần lập cây cột để cây bám vào và phát triển mạnh hơn.

Việc làm giàn giúp cây phát triển tốt, sai quả và giúp phòng tránh sâu bênh rất tốt.

VIDEO – “MẸO NHỎ TRỒNG ĐẬU HÀ LAN TRONG CHẬU TẠI NHÀ NHIỀU TRÁI ĂN KHÔNG HẾT”

 

  Trồng rau mầm đậu Hà Lan bằng đất đơn giản, kết quả

4. Cách chăm sóc cây đậu hà lan

Khi đã thực hiện xong bước gieo trồng thì bạn cần chú ý chăm sóc cây đúng kĩ thuật để cho cây phát triển tốt nhất.

Chế độ tưới nước

Ngày tưới nước 2 lần vào thời gian sáng sớm và chiều mát. Độ ẩm đất cần thiết sau khi gieo xong là từ 70 đến 80% . Tưới bằng nguồn nước sạch và không được dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt hay nước bị nhiễm bẩn chưa qua xỉ lí.

Bón phân cho đậu Hà Lan

Đối với loại cây này tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi, phân bắc tươi hoặc nước phân tươi để tưới vì có thể sẽ làm chết cây. Bạn có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với hàm lượng bằng 1/3 phân chuồng.

Thời gian bón phân nên chia làm 3 đợt:

Lần 1: Khi đó cây có 4 đến 5 lá thật

Lần 2: Trước khi cắm dóc

Lần 3: Sau thu quả đợt

Lưu ý khi bón phân cần thêm nước phân ủ mục. Bón phân kết hợp với làm cỏ, xới và vun. Khi thu hoạch cần dừng bón phân ít nhất 10 ngày.

Đậu Hà Lan cho quả rất sai và nhiều vụ
Đậu Hà Lan cho quả rất sai và nhiều vụ

Ánh sáng thích hợp

Đậu hà Lan là loại cây ưa sáng. Do đó bạn nên đặt nó ở nơi thoáng mát, có ánh sáng chiếu vào. Khi làm giàn cần phải cao ráo cho cây đón ánh sáng tốt.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho đậu hà lan

Mặc dù đậu Hà Lan là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên khi trồng bạn cũng cần phải để ý và phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn một số loại bệnh thường gặp ở cây trồng này và cách phòng trừ sao cho đúng cách nhất.

5.1 Bênh đục quả ở cây đậu

Bệnh này thường xuất hiện trên cây vào mùa khô nắng. Sâu non sẽ đục vỏ quả và chui vào bên trong. Những lỗ đục sẽ có màu nâu sẫm sau đó dần dần chuyển sang mầu nâu đen khiến cho trái bị rụng.

Để phòng trị bệnh này bạn nên thường xuyên vệ sinh khu vực trồng cây. Loại bỏ ngay những lá, quả bị bệnh. Để hạn chế sâu đục quả bạn có thể phun dầu khoáng D-C Tron Plus 5% vào phần gốc cây con khi cây mới có 2 đến 3 lá.

Trường hợp quả đã lớn mà bị sâu thì không phun thuốc vào nữa. Bởi khi đó nó không còn tác dụng gì để diệt trừ nữa.

5.2 Bệnh phấn trắng trên cây

Bệnh gây hại trên lá cây khi đó sẽ cho cây bị khô và rụng hết lá. Khi bạn không kịp thời phòng bệnh và điều trị thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ ra hoa cũng như cho trái khiến cho cây bị còi cọc và kém phát triển. Bệnh xuất hiện trên thân, cành, lá và hoa với những đốm màu xanh hoá vàng và sau đó là lan rộng ra toàn bộ phiến lá bởi một lớp phấn trắng bao phủ.

  Cách trồng rau mầm rau muống không cần đất

Bệnh thường do loại nấm Erysiphe cichoracearum gây ra vào giai đoạn đầu của cây. Nó trưởng thành và phát triển gây hại khi nhiệt độ, độ ẩm cao, thời tiết khô hanh.

Để phòng trị loại bệnh này khi trồng cần chú ý về mật độ cây hợp lý. Không trồng quá dày sẽ làm cho bệnh hại nặng hơn. Thường xuyên vệ sinh khu vực ruộng đồng và cắt bỏ kịp thời những lá bị bệnh để đem tiêu huỷ, tránh lây lan xung quanh. Không nên trồng liên tục cây này nhiều vụ mà luân canh thường xuyên các loại cây trồng họ khác. Đối với đất trồng không nên để úng kéo dài, phải thoát nước thường xuyên và thu dọn, xử lý kịp thời các tàn dư cây bệnh. Giữ cho nơi trồng luôn thông thoáng, sạch sẽ. Nếu trường hợp bệnh nặng bạn có thể sử dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh khác như thuốc anvil 5 sc, score 250 ec, rovral 50 WP.

Lưu ý khi phun thuốc phải tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì của thuốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đậu hà lan cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Chúng tôi hy vọng răng thông qua bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức để trồng loại cây này hơn. Chúc bạn có thể tự trồng được những giàn đậu nhiều quả ngay tại nhà.

Camnangnuoitrong.com

Từ khóa liên quan: cách trồng đậu hà lan, trồng đậu hà lan, cây đậu hà lan, cách trồng đậu hà lan lấy ngọn, đậu hà lan trồng tháng mấy, cach trong dau ha lan, cách trồng đậu hà lan trong thùng xốp, kỹ thuật trồng đậu hà lan lấy ngọn, trong dau ha lan, cach trong dau hoa lan, trồng đậu hà lan vào tháng mấy, kỹ thuật trồng đậu hà lan, cách trồng rau đậu hà lan, trồng đậu hà lan trong thùng xốp, hình ảnh cây đậu hà lan, đậu hà lan trong mùa nào, trồng cây đậu hà lan, cách trồng cây đậu hà lan, cách gieo hạt đậu hà lan, cách gieo đậu hà lan, đậu hà lan trồng ở đâu, cây đậu hà lan ăn lá, đậu hà lan trồng mùa nào, trồng đậu hà lan ăn ngọn, cách trồng đậu hà lan bằng nước, cay dau ha lan, cây đậu hà lan như thế nào, cách trồng đậu hà lan bằng hạt, cách trồng đậu hà lan tại nhà, thời vụ trồng đậu hà lan, trồng rau đậu hà lan, đậu hà lan cay, mùa trồng đậu hà lan, đậu hà lan được trồng ở đậu, lá cây đậu hà lan, trong dau ha lan tai nha, cách trồng đậu hà lan mầm, làm giàn cho đậu hà lan, ở cây đậu hà lan, thời gian sinh trưởng của đậu hà lan, hoa cây đậu hà lan, đậu hà lan kỹ với gì, cho cây đậu hà lan, cách trồng và chăm sóc đậu hà lan, cho đậu hà lan, cách trồng đỗ hà lan, thời vụ trồng đậu hà lan ở miền bắc, đậu hà lan có mấy loại, hoa đậu hà lan, kỹ thuật trồng dâu ăn quả, đậu hà lan, cây hà lan, trồng đậu hà lan vào mùa nào, lá đậu hà lan, cách trồng đậu, đậu hà lan ít hoa, cách trồng đậu mầm hà lan

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *