Một loại củ phổ biến trong món ăn của người dân việt Nam đó chính là củ cà rốt. Ngoài công dung làm món ăn, trang trí cho mâm cơm thì loại củ này còn là một loại dược quý chữa bệnh cách an toàn hiệu quả. Ngày nay có rất nhiều người đã trồng loại củ này tại vườn, sân thượng và ban công. Tuy nhiên để cây ra củ và phát triển năng suất thì bạn cần phải để ý đến cách trồng, cách chăm sóc sao cho đúng kỹ thuật nhất. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây này.

-
Cây cà rốt là cây gì?
Cà rốt có tên tiếng anh là Carrot thuộc họ Apiaceae. Ngoài ra ở một số nơi, người ta còn gọi nó là củ cải đỏ, là một loại cây rau, cây thực phẩm rất quan trọng.
Đây là loài thân cỏ, các chất dự trữ giúp của cây trong rễ trụ, rễ phình to và thành củi.
Cà rốt ra lá kép, không kèm theo. Chúng mọc so le và được phát triển tại phần bẹ lá. Phần phiến là có hình lông chim và thu hẹp về phía đầu của lá.
Cà rốt có hạt cứng che phủ và thuộc loại dạng vỏ gỗ. Cà rốt ra hoa và chúng kết hợp với nhau thành tán kép. Kích thước của hoa nhỏ thường có hoa màu hồng hoặc tím. Đế hoa hơi khum lõm.
Quả cà rốt thuộc dạng quả bế, gồm 2 nửa đôi. Một nửa đôi chiếm chiều dài từ 2 đến 3cm và mang hình trứng.
Cà rốt thường được trồng vào tháng 9 và bắt đầu thu hoạch vào tháng 11. Không nên để củ quá lâu sẽ bị xốp và chứa nhiều chất xơ.
Cà rốt có nguồn gốc từ Châu Á, bắc Phi và châu Âu. Hiện nay nó có mặt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại nước ta người dân trồng cà rốt tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.
-
Kỹ thuật gieo hạt cà rốt
Để gieo hạt đúng kỹ thuật và phát triển tốt bạn cần thực hiện theo các bước cơ bẩn sau
Bước 1: Ngâm ủ hạt cà rốt giống
Ngâm hạt trong nước từ 8 đến 10 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước rồi ủ khoảng 1 đến 3 ngày. Khi ủ hạt bận nên áp dụng ở vụ muộn bởi vào thời gian này nhiệt độ thấp se khiến cho hạt rất khó nở. Nếu muốn hạt nhanh nứt nanh thì có thể ủ trong tro ấm hoặc để cạnh bếp. Khi đó có thể ủ 5 đến 7 ngày hạt bắt đầu nhú rễ.
Bước 2: Chuẩn bị hạt trước khi gieo trồng
Khi hạt bắt đầu nhú rễ hãy trộn hạt với đất bột trắng hoặc sử dụng vôi bột để có thể dễ dàng nhận biết khi gieo hạt.
Bước 3: Gieo hạt cà rốt
Gieo hạt vào hốc, các hốc cách nhau khoảng 3cm. Tại mỗi hốc bạn cho 1 đến 2 hạt. Khi gieo nên trộn hạt giống chúng với cát sạch hoặc sử dụng tro bếp để gieo sao cho đều.
Gieo xong phủ một lớp rơm mỏng hoặc cổ khô và thực hiện tưới nước ấm mỗi ngày.

-
Kỹ thuật trồng cây
Sau khi bạn gieo hạt và cây phát triển nảy mầm, mọc đều thì tiến hành loại bỏ, cắt tỉa những cây yếu, còi cọc hoặc những cây mọc quá dày. Sau đây là một số bước cơ bản trong kỹ thuật trồng cây.
Bước 1: Làm đất lên luống
Đất trồng phải được làm kỹ, đất tơi xốp bởi nếu dùng đất quá to sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Rải một lớp phân vô cơ vào đất trồng sâu khi đã hoàn tất làm đất. Lên luống trồng cao khoảng 30 đến 35cm. Sau khi đã lên luống xong rải một lớp phân hữu cơ hoai mục vào trên mặt luống, sau đó trộn đảo kỹ và san bằng.
Bước 2: Trồng cây cà rốt con
Chọn những cây mập mạp, cây khoẻ để trồng. Ưu tiên những cây cao khoảng 5 đến 8cm. Loại bỏ những cây xấu, yếu. Trong thời kỳ trồng cây con phải giữ cho ruộng luôn luôn sạch cỏ và giữ ẩm thường xuyên cho cây và hạn chế trong việc tưới đẫm nước dưới rảnh.

-
Chăm sóc cây cà rốt
Để cây phát triển toàn diện nhất. Cho củ đều đẹp và năng suất thì bước chăm sóc là vô cùng quan trọng. Trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý đến một số điểm sau:
Tưới nước
Đây cũng là loại cây cần độ ẩm tốt. Do đó khi trồng hãy thường xuyên tưới nước cho cây để duy trì độ ẩm. Trong 1 thời vụ, bạn cần tưới khoảng 2 đến 3 ngày 1 lần. Vào giai đoạn hình thành củ thì loại cây này cần được bổ sung đủ nước ddeer cho sự sinh trưởng của củ. Do đó bạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày. Để kiểm tra độ ẩm của đất, bạn có thể dùng ngón tay đặt xuống đốt. Không để cây ở tình trạng khô cằn cũng không được tưới ngập nước.
Ánh sáng
Cà rốt là một loại cây ưa nắng. Do đó khi trồng hãy chọn vị trí có ánh nắng tốt để trồng. Trong trường hợp nắng quá gay gắt cũng có thể làm héo hoặc chết cây. Do đó phải để ý khi lựa chọn vị trí chiếu sáng cho cây.
Bón phân cho cây cà rốt
Đây là một loại cây không cần hàm lượng nitro cao. Do đó chỉ cần bón phân trùn quế có kết hợp với phân bón NPK để cho cây có năng suất tốt nhất.
-
Phòng bệnh cho cây cà rốt
Mặc dù đây là một loài cây dễ phát triển, tuy nhiên nó cũng rất dễ bị sâu bệnh hại. Do đó khi trồng bạn cần phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để đạt được năng suất cao nhất.

5.1 Bệnh đốm vòng ở cà rốt
Bệnh xuất hiện với những chấm nhỏ màu đen, sau đó sẽ lan rộng ra tạo thành các hình tròn màu nâu. Vào những hôm thời tiết ẩm ướt thì trên vết bệnh sẽ xuất hiện những lớp nấm xốp có màu đen ánh. Loại bệnh này phát triển rất mạnh khi thời tiết ẩm ướt hoặc mưa nhiều.
Biện pháp phòng trừ: Để có thể phòng bệnh này người ta thường vệ sinh đồng ruộng, xử lý những hạt giống trước khi gieo trồng trong nước nóng khoảng 50 độ C tầm 30 phút. Trong trường hợp bệnh nặng có thể phun phòng bằng một số loại thuốc như Antramix, Andibat, Novistar, Novinano.
5.2 Bệnh thối nhũn
Bệnh sẽ thường xuất hiện trên vùng đất thịt nặng và những vùng đất trồng cà rốt liên tục nhiều thời vụ. Đối với những cây bị bệnh thì các tế bào của cây sẽ trở nên mềm, có nước và nhớt. Để lâu sẽ xuất hiện mùi lưu huỳnh, vi khuẩn và chúng sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ 27 đến 30 độ C, độ pH là 7,2 và vi khuẩn sẽ sống trên các tàn dư cây trồng và phát triển, xâm nhập qua các vết thương.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh này đó là thường xuyên luân canh cây trồng. Vệ sinh khu vực trồng cây sạch sẽ, loại bỏ hết các tàn dư cây trồng khác. Loại bỏ kịp thời và tiêu huỷ những cây bị sâu bệnh. Nếu trong trường hợp bệnh phát triển mạnh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc hoá học như Trichoderma spp + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC).
5.3 Bệnh thối đen
Đây là một loại bệnh do nấm Alternaria radicirimagây ra. Bệnh thường xuất hiện ở thân, lá và củ
Để phòng trừ bệnh này người ta phải sử dụng các loại thuôc snhuw Derosal 50SC (15-20ml/10 lít nước); Kocide 53,8DF (20g/10 lít nước), Cuproxate 345SC (20-25ml/10 lít nước)…
5.4 Hiện tượng củ bị biến dạng
Đối với những củ bị biến dạng sẽ có các triệu chứng như củ chỉa, củ mọc lông, củ nứt.
Tác nhân gây ra hiện tượng này đó là do các loại tuyến trùng gây nên.
Đôi với những củ bị biến dạng sẽ làm giảm năng suất, hiệu quả kinh tế. Làm mất vị ngọt, màu sắc và hàm lượng các axitamin trong củ.
Để phòng trừ loại bệnh này bạn cần vệ sinh đồng ruộng hợp lý, sử dụng giống phù hợp với điều kiện, khí hậu. Phun thuốc hoá học bằng Etobon 0.56SL (10cc/8lít) + Tachigaren 30L (30ml/20lít), lượng nước thuốc 200-300 lít/1.000m2.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách trồng và chăm sóc cà rốt đúng kỹ thuật. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất cho quá trình trồng cây của các bạn. Chúc bạn có một mùa trồng cà rốt bội thu.
Camnangnuoitrong.com